Từ những món ăn vặt như lạp xưởng nướng đá, trà chanh, cho đến bánh canh, bánh mì nướng muối ớt, chả lụi hay nem nướng… trong một con hẻm ở khu chợ Sặt Hố Nai, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa (người dân thường gọi là khu chợ Sặt nhỏ), được giới trẻ “mệnh danh” là con đường ẩm thực về đêm.
Trong tương lai, Nhơn Trạch là thành phố mới của Đồng Nai. Tốc độ đô thị hóa của địa phương này diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, vùng đất Nhơn Trạch lại nổi tiếng với nhiều đặc sản đồng quê, nhất là các món thủy sản vùng nước lợ.
Nhắc đến ẩm thực Huế, không thể bỏ qua món bánh bột lọc – một món ăn dân dã nhưng đậm đà hương vị cố đô. Tại huyện Định Quán, quán bánh bột lọc Ý Chi (bánh lọc 107) là một điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách.
Từ những sản vật tự nhiên, sẵn có, đồng bào dân tộc Chơ Ro tại xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất đã khéo léo chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó có món canh bồi, nét đặc trưng riêng, mang hương vị của nơi đây.
Bánh bèo, bột lọc, ít trần, bánh giò, bánh đúc… là những loại bánh dân dã, dễ ăn, thân thuộc ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Song để tìm được hàng bánh có đa dạng loại bánh tươi ngon mỗi ngày, vừa khẩu vị, thu hút thực khách lâu năm không phải dễ.
Cơm lam, thịt nướng một món ăn đậm chất núi rừng… đây sẽ là một khám phá về ẩm thực tuyệt vời dành cho bất cứ ai khi có dịp ghé thăm mảnh đất Tân Phú, Đồng Nai.
Quán mì gốc Hoa Phước Nguyên (mì tàu) ở phường Tân Vạn có tuổi đời 64 năm, được khách quen gọi với cái tên thân thương là “mì xí mứng”. Hiếm ai biết rằng chủ tiệm mì Phước Nguyên và tiệm mì Phước Lộc Thọ là hai chị em ruột, được truyền nghề làm mì từ người cha.
Những năm gần đây, thực phẩm thủ công truyền thống ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt có lượng tiêu thụ lớn vào dịp Tết Nguyên đán. Thực khách sẵn sàng trả giá cao để mua thực phẩm handmade được chăm chút tỉ mỉ trong khâu chế biến, có “gu” riêng về khẩu vị, kiểu dáng với số lượng hạn chế.
Để thưởng thức món thịt heo, ức vịt treo lạnh, thịt phải được cắt thành miếng rất mỏng và ăn kèm với trái cây tươi có vị thơm ngọt như dưa lưới, xoài chín…
“Thương hiệu” bún mọc Hố Nai được cho là đã theo chân những người gốc Bắc di cư vào vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai từ những năm 1954 của thế kỷ trước. Món “đặc sản” trứ danh này đặc biệt phổ biến ở Hố Nai, Trà Cổ... và gần đây đã có thêm nhiều quán khác ở Biên Hòa.
Thành phố Biên Hòa được thiên nhiên ưu đãi với những con sông chảy vắt ngang thành phố. Và chính từ những con sông này không chỉ tạo cho Biên Hòa nét nên thơ mà còn cung cấp nhiều sản vật để từ đó người dân chế biến ra nhiều món ăn mang nét đặc trưng nơi đây.
Không cần PR hay quảng cáo nhưng quán bánh xèo tại chợ Kỷ Niệm, thành phố Biên Hòa có rất đông người đến thưởng thức, nhất là những ngày cuối tuần gần như không còn chỗ ngồi.
Món ngon chế biến từ trái cây ngày càng đa dạng, trở thành nét hấp dẫn riêng của nhiều địa phương, khu du lịch trên địa bàn Đồng Nai. Những đặc sản được nhiều người biết tiếng như: món ngon chế biến từ trái bưởi ở vùng đất Tân Triều (H.Vĩnh Cửu), đặc sản chem chép nấu trái điều ở H.Nhơn Trạch, gỏi gà măng cụt và nhiều món ngon khác chế biến từ trái cây ở TP.Long Khánh…
Nghề làm cơm rượu tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch đã có từ lâu đời và được các thế hệ truyền dạy cho nhau. Cơm rượu Phú Hội nổi tiếng ngọt thơm bởi cách lựa chọn nguyên liệu và kinh nghiệm của mỗi người làm.