Báo Đồng Nai điện tử
En

Thợ lặn ‘dầm mình’ trong nước sông ở Biên Hòa để di dời bè cá nặng hàng tấn

Phạm Tùng
19:28, 04/11/2023

(ĐN)- Để di dời các bè cá trong khu vực thi công cầu Thống Nhất, thợ lặn phải “dầm mình” dưới sông để thu các dây neo ở vị trí neo đậu cũ và buộc các dây neo này vào các cọc cừ lá sen ở vị trí di dời tạm để neo các bè cá.

Chiều 4-11, bè cá của bà Phạm Thị Thiện là bè cá đầu tiên thực hiện di dời khỏi khu vực thi công cầu Thống Nhất đến vị trí neo đậu tạm phía đầu cù lao Cỏ ở bờ P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa.

Trước thời điểm di dời, rất đông nhưng người dân nuôi cá bè và các thợ lặn được thuê đã thực hiện các công việc để di dời bè cá của gia đình bà Thiện.
Trước thời điểm di dời, rất đông nhưng người dân nuôi cá bè và các thợ lặn được thuê đã thực hiện các công việc để di dời bè cá của gia đình bà Thiện.
Để di dời bè cá, thợ lặn phải lặn xuống đáy sông để tìm và gỡ các dây neo cố định bè cá.
Để di dời bè cá, thợ lặn phải lặn xuống đáy sông để tìm và gỡ các dây neo cố định bè cá.
Sau khi đã tìm và tháo các dây neo ra khỏi các cọc trụ, thợ lặn tiến hành thu dây neo để chuẩn bị di dời bè cá.
Sau khi đã tìm và tháo các dây neo ra khỏi các cọc trụ, thợ lặn tiến hành thu dây neo để chuẩn bị di dời bè cá.
Sức nặng của các bè cá cộng với sức cản của nước nên khi di chuyển, các bè cá có trọng lượng lên đến cả chục tấn. Do đó, khi di chuyển, ngoài 1 ghe kéo còn có thêm nhiều ghe khác của các hộ dân hỗ trợ, đẩy dể di chuyển bè cá đến nơi neo đậu tạm.
Sức nặng của các bè cá cộng với sức cản của nước nên khi di chuyển, các bè cá có trọng lượng lên đến cả chục tấn. Do đó, khi di chuyển, ngoài 1 ghe kéo còn có thêm nhiều ghe khác của các hộ dân hỗ trợ, đẩy dể di chuyển bè cá đến nơi neo đậu tạm.
Bè các khi đến gần vị trí neo đậu tạm thì các thợ lặn cũng sẽ tiến hành cố định tạm các dây neo vào các cọc cừ lá sen đã được đóng sẵn tại nơi neo đậu tạm.
Bè các khi đến gần vị trí neo đậu tạm thì các thợ lặn cũng sẽ tiến hành cố định tạm các dây neo vào các cọc cừ lá sen đã được đóng sẵn tại nơi neo đậu tạm.
Tại đậy, thợ lặn lại phải lặn xuống đáy sông để buộc dây neo vào các trụ cừ lá sen.
Tại đậy, thợ lặn lại phải lặn xuống đáy sông để buộc dây neo vào các trụ cừ lá sen.
Sau khi đã buộc dây neo vào trụ cừ lá sen, thợ lặn sẽ siết dây neo để cố định bè cá ổn định ở nơi neo đậu tạm. Anh Đông, một người nuôi cá bè cho biết, hôm nay, phải đến hơn 17 giờ con nước mới phù hợp cho việc di dời bè cá nên các thợ lặn phải làm đêm mới hoàn thành công việc. "Việc di dời bè cá là rất phức tạp, mỗi ngày con nước chỉ được khoảng 1 tiếng đồng hồ là phù hợp để di dời bè cá. Với các bè cá của 20 hộ dân, ước tính phải mất khoảng 20 ngày mới có thể hoàn thành di dời”- anh Đông nói.

Phạm Tùng (thực hiện)

 

Tin xem nhiều
Bể cá mini đúc uốn cong Bể cá mini đúc uốn cong