Hiện nay, xu hướng chung của thế giới là sản xuất xanh, giảm khí thải carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Theo đó, đa số các quốc gia, vùng lãnh thổ đều có lộ trình giảm phát thải. Việt Nam cũng có cam kết với thế giới là đến năm 2050 sẽ đạt net zero. Hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương trong nước đều xây dựng kế hoạch giảm phát thải thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu tái chế để sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, tăng trưởng xanh.
Để làm Dự án Khu đô thị (KĐT) Hiệp Hòa (phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa), cần thu hồi hơn 3 ngàn thửa đất của khoảng 1,7 ngàn hộ dân. Tại buổi đối thoại với lãnh đạo tỉnh, đa phần ý kiến của người dân đồng tình với chủ trương và mong muốn chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng để tái thiết cuộc sống.
Vài năm trở lại đây, Chính phủ liên tục ban hành nhiều chính sách yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) có lộ trình tham gia vào sản xuất xanh để đạt tăng trưởng xanh, giảm carbon, hướng đến phát triển bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện Đề án Giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với các khu, cụm công nghiệp tập trung.
Đồng Nai đang hoàn thiện chỉ thị về tăng cường quản lý tài nguyên nước dưới đất (còn gọi nước ngầm) nhằm giảm khai thác và giảm các hệ lụy do khai thác nước ngầm gây ra.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến tháng 11-2024, toàn tỉnh có 1.979 cơ sở đã ngưng chăn nuôi hoặc di dời, đạt tỷ lệ hơn 65,8% so với tổng số các cơ sở phải di dời, ngưng chăn nuôi theo lộ trình đến hết ngày 31-12-2024.
Sở Tài nguyên và môi trường mới có thông báo về việc mời đơn vị tư vấn tham gia tư vấn thực hiện xây dựng đề cương và dự toán nhiệm vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất (nước ngầm) và danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện là giai đoạn 2025-2027. Theo đó, các đơn vị quan tâm gửi hồ sơ về sở trước ngày 5-12 để tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn.
Theo báo cáo trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ là hơn 15 ngàn tấn/ngày.
Dự án Điện rác Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) là dự án xử lý rác sinh hoạt bằng phương pháp đốt phát điện đầu tiên được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư. Hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn chưa xong báo cáo nghiên cứu khả thi.
HĐND tỉnh vừa thông qua nghị quyết áp tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm không thông qua hình thức đấu giá, đơn giá thuê đất đối với đất xây dựng công trình ngầm (không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất) và đơn giá thuê đất đối với phần diện tích đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp biện pháp kỹ thuật trồng ca cao dưới tán rừng tại Đồng Nai”.
“Năm 2024, chúng tôi lỗ khoảng 15 tỷ đồng. Nếu vẫn giữ mức giá này cho năm 2025, chúng tôi lỗ khoảng 30 tỷ đồng. Không “gồng” nổi!” - lãnh đạo Công ty CP Dịch vụ Sonadezi, chủ đầu tư Khu xử lý chất thải xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) - khu xử lý rác sinh hoạt (RSH) lớn nhất tỉnh, chia sẻ.
Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn) nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hóa Việt Nam, là di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt, vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.