Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp (DN) không chỉ tạo ra lợi nhuận, mà còn phải tạo ra giá trị xã hội bền vững. Điều này góp phần nâng cao giá trị cạnh tranh, thương hiệu cho DN, cũng như giúp DN phát triển bền vững, tiến đến hội nhập quốc tế.
Từ ngày 28-3-2025, giá bán lẻ điện được điều chỉnh tối thiểu 3 tháng/lần, giá bán điện bình quân được cập nhật hàng quý theo chi phí phát điện. Đây là nội dung trong Nghị định số 72/2025/NĐ-CP ngày 28-3-2025 của Chính phủ quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Khi đối thoại với lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành về tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Đồng Nai đã nêu ra một số khó khăn cần tháo gỡ.
Đồng Nai hiện có gần 60 ngàn doanh nghiệp (DN) được thành lập với số vốn đăng ký gần 550 ngàn tỷ đồng. Kết thúc quý I-2025, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư gần 11 ngàn tỷ đồng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ, khối kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh tăng nguồn vốn đầu tư là do nắm bắt được các cơ hội thuận lợi có thể phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đề án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 đang được tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ngành gấp rút triển khai. Đây là dự án trọng điểm của tỉnh, được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn cho thành phố Biên Hòa, tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn rất chậm.
Đồng Nai nằm trong tốp 4 địa phương sử dụng điện lớn nhất cả nước. Ngoài các công trình hiện hữu, ngành điện đang và sắp đầu tư hơn 10 dự án lớn trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Công thương, triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị, nguyên phụ liệu, vải SaigonTex - SaigonFabric 2025 dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến ngày 12-4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Gần 3 tháng đầu năm nay, ngành dệt may của Đồng Nai xuất khẩu được hơn 400 triệu USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh và có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư (sau giày dép, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng, cà phê).
Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 là KCN có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, đang trong quá trình chuyển đổi công năng. Việc chuyển đổi công năng KCN này nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước sông Đồng Nai.
Trước căng thẳng thương mại trên toàn cầu đang leo thang, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp (DN) nên rà soát lại chuỗi sản xuất kinh doanh từ nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào đến thị trường đầu ra cho sản phẩm. Từ đó, DN xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.
Năm 2025, muốn GDP tăng từ 8% trở lên thì kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước phải tăng tối thiểu 12%. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng, Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn thì việc giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, mở thêm các thị trường mới sẽ không dễ dàng.
Việt Nam là nước nông nghiệp, trong đó nghề trồng hoa có nhiều tiềm năng để phát triển. Dân số 100 triệu người với mức sống ngày càng tăng cao là điều kiện để ngành trồng hoa vươn lên, nắm bắt nhu cầu của thị trường để giữ thị phần ở nội địa và mở rộng xuất khẩu.
Nông sản hiện là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với giá trị đạt hơn 62 tỷ USD trong năm 2024. Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để đầu tư cho sản xuất chế biến nông sản và các lĩnh vực nông nghiệp, cũng như đưa sản phẩm ra thị trường thế giới; tuy nhiên, trong quá trình đó còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2024, Chính phủ giao kế hoạch xuất khẩu nông sản từ 55-57 tỷ USD, nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã về đích với hơn 62 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu tăng cao cả về sản lượng lẫn giá trị là: gạo, cà phê, rau quả, hạt điều, sản phẩm gỗ, thủy sản…