Báo Đồng Nai điện tử
En

Bài 2: Đâu là giải pháp phát triển phù hợp?

09:02, 10/02/2012

Có thể nói, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đúng hướng không phải là chuyện “một sớm một chiều”. Và cũng không thể chọn cách mời gọi doanh nghiệp (DN) tham gia ồ ạt, thiếu tập trung, bởi đầu tư hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào sự nhìn nhận và hoạt động thích ứng của DN…

Có thể nói, phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đúng hướng không phải là chuyện “một sớm một chiều”. Và cũng không thể chọn cách mời gọi doanh nghiệp (DN) tham gia ồ ạt, thiếu tập trung, bởi đầu tư hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào sự nhìn nhận và hoạt động thích ứng của DN…

>>> Bài 1: Phát triển để hạn chế nhập siêu

Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty Changshin Việt Nam, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: V. Lâm
Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty Changshin Việt Nam, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: V. Lâm

Một trong những điều mà cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn DN đều không khỏi băn khoăn là chính sách hỗ trợ chưa cụ thể đối với DN muốn đầu tư vào CNHT. Mặt khác, khi đi vào sản xuất, DN cần tập trung vào những mặt hàng nào và bán hàng cho ai? Trong khi đó, nhiều ngành nghề thuộc nhóm CNHT ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan… phát triển từ rất sớm và có sức cạnh tranh cao.

CẦN HIỂU BIẾT THỊ TRƯỜNG

Ông Châu Minh Nguyện, Phó giám đốc Sở Công thương - người có nhiều năm theo dõi sát ngành CNHT tại Đồng Nai cho rằng: “Với câu hỏi có cần phát triển CNHT hay không, thì rõ ràng là cần. Song, phát triển như thế nào mới là điều quan trọng”. Theo đó, phát triển CNHT dù chỉ ở một địa phương, cũng phải đặt trong tương quan với các tỉnh bạn và những quốc gia khác.

Thực tế, CNHT nếu phát triển tốt sẽ tạo ra chuỗi giá trị hoặc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng ít nhất khi DN đầu tư (cả DN trong nước lẫn FDI) phải tính được đầu ra cho sản phẩm, nghĩa là có thị trường ổn định. Chẳng hạn, một DN sản xuất linh kiện lắp ráp ô tô tại Long Thành nhận xét, khi sản xuất một chi tiết cho phụ tùng ô tô, thì ít nhất thị trường ô tô VN phải đạt trên 50 ngàn bộ phụ tùng/năm. Nói cách khác, thị trường VN phải tiêu thụ và có thể xuất khẩu một năm khoảng 50 ngàn chiếc xe thì mới hòa vốn. Lĩnh vực này hiện đang là một trong những điều rất khó thực hiện, vì quy mô hiện tại của thị trường VN còn quá nhỏ. Ví dụ, lượng ô tô tiêu thụ năm 2011 tại Việt Nam đạt trên dưới 100 ngàn chiếc, trong đó không có DN sản xuất hay lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có quy mô lên đến 50 ngàn chiếc/năm. Chính vì vậy, sẽ rất khó để các DN hoạt động trong ngành CNHT có quy mô lớn đủ sức cạnh tranh với Thái Lan, Trung Quốc. Như vậy, vấn đề ở đây là khi định hướng phát triển CNHT, phải quan tâm đến khía cạnh thị trường có quy mô tương ứng. Theo đó, thứ nhất, cần quan tâm đến thị trường trong nước; thứ hai, nhắm đến việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu vì nếu không thì lợi nhuận của DN khó tối ưu hóa, dẫn đến DN không muốn đầu tư.

THÍCH ỨNG VỚI CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

Theo nhiều chuyên gia về CNHT, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, tùy từng ngành sản xuất để có một tỷ lệ nội địa hóa lý tưởng. Vì nếu các quốc gia khác đã đầu tư bài bản vào ngành CNHT và cho ra những sản phẩm chất lượng phù hợp có giá thành ổn định thì việc đầu tư thêm vào phân ngành đó sẽ phải cân nhắc để tránh vấp phải sự cạnh tranh gay gắt. Đây cũng là quan điểm của Đồng Nai trong phát triển CNHT.

Phó giám đốc Sở Công thương Châu Minh Nguyện: Cn tìm mô hình đúng để phát trin CNHT

Ông Châu Minh Nguyện

Có nhiu mô hình phát trin CNHT. Ví d, mi gi mt s DN có vn FDI ln vào Đồng Nai nhm kéo theo các DN nh (mô hình ca tp đoàn sn xut xe gn máy VMEP KCN H Nai) hot động như các DN thuc ngành CNHT “v tinh” để va cung ng linh kin cho các DN này, va xut khu. Hay như hp tác để chuyn giao công ngh (tc tham gia chui giá tr toàn cu) nhưng mô hình này đòi hi các DN hot động trong ngành CNHT phi có quy mô ln tương ng. Nhm to điu kin để DN có vn FDI ln vào đầu tư, Nhà nước tìm cách kết ni h vi khi DN va và nh trong nước để to th trường cho DN nh tham gia CNHT. Nói cách khác, Nhà nước ch là “mai mi” bng cách h tr thông tin, đồng thi to điu kin để các DN liên kết vi nhau. Đồng Nai, chn mô hình nào để phát trin CNHT hin vn đang được cân nhc, nghiên cu nhm đề xut mt chính sách h tr riêng, hp lý và hiu qu nht...

Gia Hân

 Sở Công thương là đơn vị được giao trách nhiệm chính trong việc đề xuất hướng phát triển CNHT đã có quá trình thống kê, phân loại, tìm hiểu thông tin thị trường và đề xuất một chiến lược đầu tư phù hợp cho ngành CNHT, tránh khuyến khích ồ ạt nhưng thiếu hiệu quả. Theo đánh giá nêu trong kiến nghị mà UBND tỉnh gửi đến các bộ, ngành trung ương  đề nghị xem xét các chính sách ưu đãi đối với ngành CNHT tại Đồng Nai, được xác định ở 3 ngành chính: cơ khí, điện - điện tử và dệt may - giày dép. Đây được xem là những ngành có thị trường, có điều kiện để phát triển CNHT vì thực tế tại Đồng Nai, CNHT hiện đang phục vụ cho các ngành này là chính. Thời gian qua, những ngành này có đóng góp nhiều nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Đồng Nai.

Chọn các ngành kể trên làm nền tảng cho chiến lược phát triển CNHT tại Đồng Nai được cho là dựa trên yêu cầu thực tế của các DN. Hiện tại, nhu cầu sử dụng linh kiện trong nước của ngành điện - điện tử hiện rất cao, song chưa có nhiều DN đầu tư. Biểu hiện ở chỗ mặt hàng linh kiện điện tử hầu như luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu mỗi năm của Đồng Nai. Đối với ngành da giày, CNHT trong nước chỉ mới đáp ứng được một số nguyên phụ liệu dạng bình dân, còn nguyên liệu cao cấp khác đều phải nhập khẩu.

Vi Lâm

[links()]

Tin xem nhiều