(ĐN)- Đó là nhận xét của Sở Công thương trong bản tham luận tại hội thảo “Pháp luật cạnh tranh Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản” do Cục Quản lý cạnh tranh, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Sở Công thương Đồng Nai phối hợp tổ chức ngày 20 - 3, tại TP. Biên Hòa.
(ĐN)- Đó là nhận xét của Sở Công thương trong bản tham luận tại hội thảo “Pháp luật cạnh tranh Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản” do Cục Quản lý cạnh tranh, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Sở Công thương Đồng Nai phối hợp tổ chức ngày 20 - 3, tại TP. Biên Hòa. Theo đó, DN trên địa bàn Đồng Nai hiện tại chủ yếu có quy mô nhỏ hoặc vừa, do đó sẽ thiếu thốn về nhân lực, phương tiện khi tiếp cận các vụ việc phức tạp dưới góc độ Luật Cạnh tranh. Mặt khác, việc xác định đối thủ của mình có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không cũng không đơn giản. Tại hội thảo, ông Osamu Igarashi, chuyên gia tư vấn, thường trú của Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, cạnh tranh lành mạnh mang đến nhiều lợi ích cho cả DN lẫn người tiêu dùng, như: hợp lý hóa sản xuất, giảm giá, tăng cường dịch vụ... Tại Nhật, Luật Chống độc quyền đã ra đời từ năm 1947, qua nhiều lần sửa chữa với mức tiền phạt ngày càng cao, đến nay đã trở thành một bộ luật quan trọng ở đất nước này. Để thực hiện tốt Luật Cạnh tranh tại Việt Nam, theo nhiều ý kiến, cần có sự kết hợp tốt giữa các bên: cơ quan cạnh tranh, cơ quan quản lý ngành và cộng đồng DN.
V.Lâm