Báo Đồng Nai điện tử
En

Trồng cây kiểng cho hiệu quả kinh tế cao

07:03, 05/03/2012

Ông Nguyễn Văn Nguyên, ngụ ấp 5, xã Phú Thịnh (Tân Phú) là một trong những nông dân đi đầu nghề trồng cây kiểng “Vạn niên tùng”. Trong những năm gần đây, nghề trồng kiểng, chơi kiểng ở huyện Tân Phú khá phát triển, đặc biệt là kiểng lá. Trồng kiểng không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Ông Nguyễn Văn Nguyên, ngụ ấp 5, xã Phú Thịnh (Tân Phú) là một trong những nông dân đi đầu nghề trồng cây kiểng “Vạn niên tùng”. Trong những năm gần đây, nghề trồng kiểng, chơi kiểng ở huyện Tân Phú khá phát triển, đặc biệt là kiểng lá. Trồng kiểng không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyên đến với nghề trồng, kinh doanh cây kiểng theo kiểu vừa làm, vừa chơi. Ban đầu, ông Nguyên trồng thử nghiệm 300 cây kiểng vạn niên tùng, qua hai năm chăm sóc bán và thu lãi gần 90 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, ông cùng người con trai cả bàn bạc và đi đến thống nhất chặt phá hơn 1 hécta nhãn để trồng cây vạn niên tùng. Giống cây này ông đặt mua từ tỉnh Bến Tre với giá 10 ngàn đồng/cây. Đến nay, vườn nhà ông Nguyên có trên 12 ngàn gốc hơn 1 năm tuổi với hai loại vạn niên tùng: loại lá dài đuôi lá nhọn xuất xứ từ Đài Loan và loại lá dài đuôi bầu của Nhật Bản. Cả hai loại này đang được giới chơi cây kiểng ưa chuộng. Ông Nguyên chia sẻ, để có được cây kiểng đẹp mắt và giá trị cao, cần phải qua nhiều giai đoạn như: tỉa cành, tạo dáng, uốn… Hiện tại vườn kiểng vạn niên tùng của ông Nguyên sản xuất không những tiêu thụ trong huyện mà còn được khách ở nhiều tỉnh tìm đến đặt mua. Theo ông Nguyên, để cây bán được giá cao, sắp tới ông sẽ bứng cây đưa vào chậu tạo dáng theo kiểu bonsai vì giống vạn niên tùng rất thích hợp với vùng đất ở nơi này nên phát triển khá tốt. Ưu điểm của cây vạn niên tùng là ít bị sâu bệnh nên công chăm sóc đỡ cực hơn các loại cây trồng khác.

Phước Bình

Tin xem nhiều