Báo Đồng Nai điện tử
En

Bắt đá ong “đẻ” ra tiền

10:01, 06/01/2013

20 năm trước, anh công nhân Phạm Văn Sơn đã mở cơ sở sản xuất đá tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất chỉ với một cái máy nghiền đá loại nhỏ. Cơ sở dần mở rộng quy mô sản xuất, chuyên cung cấp đá phụ gia xi măng cho các thương hiệu lớn, như: Công Thanh, Hà Tiên… tạo công ăn việc làm cho khoảng 50 lao động.

20 năm trước, anh công nhân Phạm Văn Sơn đã mở cơ sở sản xuất đá tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất chỉ với một cái máy nghiền đá loại nhỏ. Cơ sở dần mở rộng quy mô sản xuất, chuyên cung cấp đá phụ gia xi măng cho các thương hiệu lớn, như: Công Thanh, Hà Tiên… tạo công ăn việc làm cho khoảng 50 lao động.

Năm 2010, cơ sở Phạm Văn Sơn điêu đứng vì không tiêu thụ được sản phẩm do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế. Người chủ cơ sở này đã nhanh nhạy chuyển hướng hoạt động, sản xuất thêm dòng sản phẩm vật liệu trang trí từ đá tổ ong. Dòng sản phẩm mới này hiện đang được cả thị trường trong nước và xuất khẩu ưa chuộng.

* Lập nghiệp từ nghề cửu vạn

Ông Phạm Văn Sơn vốn làm nghề bốc vác ở các mỏ đá tại địa phương. Khi lập cơ sở sản xuất, ông cũng chỉ đủ vốn mua một chiếc máy nghiền đá loại nhỏ. Tuy làm chủ, nhưng bản thân ông phải bao thầu mọi việc theo kiểu “lấy công làm lời”. “Bốn người con trai của tôi đều sớm tham gia hoạt động sản xuất của gia đình. Để tạo dựng được cơ ngơi như ngày nay, cha con tôi phải “giãn cơ ngực” đập đá. Gia đình tôi tích lũy từng chút vốn liếng đầu tư cho sản xuất”, ông Sơn chia sẻ.

Cơ sở Phạm Văn Sơn vượt qua khủng hoảng kinh tế nhờ chuyển hướng sản xuất vật liệu từ đá tổ ong.    Ảnh: B. NGUYÊN
Cơ sở Phạm Văn Sơn vượt qua khủng hoảng kinh tế nhờ chuyển hướng sản xuất vật liệu từ đá tổ ong. Ảnh: B. NGUYÊN

Cơ sở dần mở rộng, thu hút hơn 50 lao động làm việc, đáp ứng được những đơn hàng lớn từ các doanh nghiệp, công ty. Ông Sơn mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua xe tải và dây chuyền nghiền đá trị giá cả tỷ đồng. Vài năm trước, tình hình sản xuất của ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn, đơn hàng giảm khiến hoạt động của cơ sở cũng đình đốn theo, có giai đoạn hầu như phải tạm ngưng hoạt động. Ông buộc phải bán cả xe tải để trả bớt nợ ngân hàng. Qua tìm hiểu, ông nhận thấy tiềm năng về thị trường tiêu thụ của mặt hàng vật liệu từ đá tổ ong rất lớn. Nguồn nguyên liệu để sản xuất dòng sản phẩm này lại có sẵn ngay tại địa phương. Dòng sản phẩm này còn khá “lạ” tại thị trường Đồng Nai nên chưa có khách đặt hàng trong thời gian đầu.

* Vượt khủng hoảng

Với những ưu điểm như giữ nhiệt, cách âm tốt, độ bền cao, đá tổ ong có đặc tính ổn định môi trường, tạo cảm giác thân thiện với thiên nhiên nên là sản phẩm được ưa chuộng trong trang trí nội, ngoại thất, như: ốp tường, lát vỉa hè, sân vườn tại các phòng karaoke, biệt thự, các khu resort… Ngoài ra, từ loại đá này có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác, như: bàn ghế, đèn, tượng trang trí… Sản phẩm cũng được sử dụng trong xây dựng khu nuôi chim yến.

“Khi đã hoàn thiện khâu sản xuất, cơ sở tích cực tìm thị trường tiêu thụ qua nhiều hoạt động: tham gia hội chợ trong và ngoài nước, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng điện tử, tiếp thị đến tận tay khách hàng. Nhờ đó, các đơn đặt hàng đá tổ ong ngày càng nhiều. Hiện cơ sở đã khôi phục sản xuất với trên 40 lao động đang làm việc, sản lượng trung bình đạt khoảng 20 ngàn m2 đá/tháng”, ông Sơn cho biết.

Nguồn đá thải sau sản xuất đá ong được cơ sở tận dụng làm đá nghiền, bột đá trở thành nguyên liệu làm các mặt hàng thủ công trang trí cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này. Hiện sản phẩm của cơ sở không chỉ được tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa mà nhiều doanh nghiệp cũng đặt hàng ở đây để xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Bình Nguyên

 

 

 

 

           

 

 

Tin xem nhiều