
Thời gian gần đây, tình trạng kẹt hàng tại một số cảng ở TP.Hồ Chí Minh khiến nhiều doanh nghiệp (DN) nhập khẩu nguyên vật liệu ngán ngẩm, có những lô hàng DN phải đợi hơn 10 ngày mới lấy về được. Ngoài việc trễ hàng sản xuất, DN còn phải chịu thêm nhiều loại phí, làm tăng thêm giá thành sản phẩm.
Thời gian gần đây, tình trạng kẹt hàng tại một số cảng ở TP.Hồ Chí Minh khiến nhiều doanh nghiệp (DN) nhập khẩu nguyên vật liệu ngán ngẩm, có những lô hàng DN phải đợi hơn 10 ngày mới lấy về được. Ngoài việc trễ hàng sản xuất, DN còn phải chịu thêm nhiều loại phí, làm tăng thêm giá thành sản phẩm.
ADVERTISEMENT
![]() |
Trong khi các cảng ở TP.Hồ Chí Minh bị kẹt thì cảng Đồng Nai việc bốc dỡ hàng vẫn diễn ra khá thuận lợi. |
Trong sản xuất hàng xuất khẩu, vấn đề thời gian được các DN rất quan tâm. Tình trạng hạ tầng giao thông cũng như bến bãi tiếp nhận hàng hóa luôn ở mức quá tải hiện nay đang làm nhiều chủ DN rầu lòng do hàng thường xuyên kẹt tại cảng.
* Vỡ kế hoạch sản xuất
ADVERTISEMENT
Anh Nguyễn Thanh Phong, Trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Vĩnh Bình (sản xuất giày dép xuất khẩu tại huyện Trảng Bom), cho biết trong tháng 7 vừa qua công ty đã bị “cháy” nguyên liệu để sản xuất do hàng không về kịp. Nguyên nhân không phải do đối tác giao hàng trễ mà do bị kẹt cảng không lấy hàng về được, 2 container hàng của DN nằm tại cảng Cát Lái (TP.Hồ Chí Minh) gần một tuần lễ. “Ngoài việc phải chịu thêm chi phí thì những ngày không có hàng công nhân vừa làm vừa nghỉ, đến khi hàng về lại phải tăng ca cho kịp thời gian giao. Kế hoạch sản xuất bị bể, công ty liên tục phải thay đổi phương án gây nhiều khó khăn” - anh Phong nói.
Anh Nguyễn Ngọc Kiên, nhân viên xuất nhập khẩu Công ty TNHH Sanlim Furniture Việt Nam (Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom) chuyên sản xuất đồ gỗ gia dụng xuất khẩu cũng cho hay, mỗi tháng DN của anh nhập 15 container gỗ nguyên liệu, tình trạng quá tải, kẹt hàng tại cảng như hiện nay gây khó cho việc tổ chức sản xuất, thậm chí trễ đơn hàng. Có những container nguyên liệu phải mất hơn 10 ngày mới đưa được về đến kho của công ty. Ông La Quốc Thắng, Phó giám đốc Công ty TNHH Diên Niên (DN may ở TP.Hồ Chí Minh có xưởng tại phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa) bức xúc: “Để xuất được một container hàng, DN đã phải đóng đủ thứ phí, bây giờ lại thêm khoản phí kẹt cảng nữa. Tất cả đều dồn vào giá thành sản phẩm khiến sức cạnh tranh giảm”.
ADVERTISEMENT
* Tạo điều kiện giải phóng hàng
Tại Đồng Nai, có khá nhiều DN chế biến gỗ, thủy sản, thức ăn chăn nuôi… nguyên liệu nhập khẩu về phải thông qua quy trình kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm mất khá nhiều thời gian, các lô hàng này thường phải nằm tại cảng khá lâu để chờ làm thủ tục.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các DN trong tỉnh phần lớn tập trung về các cảng của TP.Hồ Chí Minh, do đó tình trạng kẹt cảng do quá tải làm cho hàng phải nằm tại cảng lâu hơn, gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Ông Lê Văn Danh, Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai, nhận xét thời gian thông quan hàng hóa hiện nay rất chậm. Nguyên nhân là do hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, khiến thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng về nhà máy thường bị chậm trễ. Ngoài ra, lượng hàng hóa rất lớn ách tắc ở các cảng TP.Hồ Chí Minh cũng làm ảnh hưởng đến sản xuất của DN. |
Để giúp DN nhanh chóng giải phóng hàng ra khỏi cảng sớm, Cục Hải quan Đồng Nai đã ký kết quy chế phối hợp với cơ quan Thú y vùng 6 và Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2 để hỗ trợ thông quan nhanh hàng hóa phải kiểm dịch cho các DN của tỉnh. “Đây là điều kiện hỗ trợ cho DN của tỉnh để giảm bớt thời gian, chi phí, nguồn hàng sớm được đưa về nhà máy nhanh nhất để sản xuất” - ông Danh nói.
Theo quy trình, trước khi Cục Hải quan ký kết với cơ quan Thú y vùng 6 và Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2, các lô hàng của DN phải nằm tại cảng chờ giám định của cơ quan chuyên ngành xong mới được phép vận chuyển về kho hoặc đi tiêu thụ. Nhưng hiện nay, 2 cơ quan chuyên môn này sẽ đồng ý để DN làm thủ tục ở Hải quan Đồng Nai, đưa hàng về kho bảo quản với cam kết là giữ nguyên trạng chờ giám định tại nhà máy. Ông Đặng Văn Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 2, cho biết tại phía Nam đến nay mới có Hải quan TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai ký kết quy chế phối hợp với cơ quan kiểm dịch, đây là điều kiện hỗ trợ DN rất quan trọng, giúp rút ngắn thời gian đưa hàng về sản xuất.
Vân Nam