Báo Đồng Nai điện tử
En

Bài 1: Sự cố chưa từng có

04:03, 22/03/2016

Cầu Ghềnh, cây cầu hơn trăm tuổi nối hai bờ sông Đồng Nai giữa xã Hiệp Hòa và phường Bửu Hòa (TP.Biên Hòa) đã bị đổ sập hai nhịp xuống sông sau một cú tông mạnh của chiếc xà lan vào trụ cầu số 2 vào lúc 11 giờ 30 ngày 20-3. Sự cố đa làm toàn bộ hệ thống giao thông qua khu vực này đã bị tê liệt hoàn toàn.

Cầu Ghềnh, cây cầu hơn trăm tuổi nối hai bờ sông Đồng Nai giữa xã Hiệp Hòa và phường Bửu Hòa (TP.Biên Hòa) đã bị đổ sập hai nhịp xuống sông sau một cú tông mạnh của chiếc xà lan vào trụ cầu số 2 vào lúc 11 giờ 30 ngày 20-3. Sự cố đa làm toàn bộ hệ thống giao thông qua khu vực này đã bị tê liệt hoàn toàn.

Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường đã nhìn thấy có người rơi xuống sông nhưng sau đó đã kịp bấu víu vào thành cầu, có người đã bơi được vào vờ để thoát nạn. Thông tin chiếc cầu trăm tuổi, biểu tượng của người dân Biên Hòa nói riêng và người dân Đồng Nai nói chúng đã lan đi rất nhanh và mỗi khi nhận được thông tin này ai cũng giật mình trước sự cố kinh hoàng này.

* Tiếng động lạ vọng vào từ cầu Ghềnh

Tiếp cận hiện trường chiếc cầu sập chúng tôi đã nhận được không ít lời trình bày của những người dân đã chứng kiến cảnh cầu sập ngay sau khi sự cố vờ xảy ra. Nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại sự việc mà vẫn không tin vào điều mình đang nói.

Toàn cảnh Cầu Ghềnh sau khi bị sà lan húc sập 2 nhịp cầu 2 vả 3
Toàn cảnh Cầu Ghềnh sau khi bị sà lan húc sập 2 nhịp cầu 2 vả 3

Phía bờ bên kia ông Huỳnh Ngọc Hoàng (47 tuổi, ngụ ấp Tân Mỹ, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) kể lại, lúc đó ông và gia đình cũng đang ăn cơm thì nghe tiếng động mạnh khiến nhà cửa cũng rung lắc. Bỏ vội chén cơm ông và mọi người đều chạy ra khỏi nhà. Sau đó ông Hoàng tiếp tục chạy về hướng cầu Ghềnh nơi vừa phát ra tiếng động kinh hoàng. Đến gần đầu cầu nhìn ra phía giữa sông thấy cây cầu đổ sập ông Hoàng chạy vội trở lại phía trạm gác chắn để cấp báo cho nhân viên trực chốt tại đây.Ông Tư Minh (67 tuôi, ngụ xã Hiệp Hòa) nói trong hốt hoảng: “tui đang ngồi ăn cơm cùng gia đình thì nghe tiếng rít mạnh từ phía cầu Ghềnh vọng vào. Tiếng động này lạ lắm tui chưa nghe bao giờ. Chạy ra đầu ngõ nhìn về hướng cầu Ghềnh tui tiếp tục nghe thêm những tiếng động kinh hoàng hơn nữa. Lúc này tui nói với mấy người cùng chạy theo cầu Ghềnh sập rồi! Thế là mọi người đều chạy ùa ra xem”. Theo ông Tư Minh tiếng rít mạnh lúc đâu là tiếng kéo căng của những sợ dây điện bị cầu sập kéo theo.

Nghe tin ông Hoàng báo cầu sập một nhân viên gác chắn tại đây còn nói lại “ông giỡn tụi tui ạ”. Nhưng khi nhìn nét mặt và sự khẩn khoản của ông Hoàng các nhân viên ở đây đã cử ngưởi đến hiện trường và lập tức báo tin cho một đoàn tàu đang chạy đến từ TP.Hồ Chí Minh.

Chiếc sà lan bị lật úp và bị kẹt lại trên sông sau khi húc sập Cầu Ghềnh
Chiếc sà lan bị lật úp và bị kẹt lại trên sông sau khi húc sập Cầu Ghềnh

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy cầu trụ số 2 cầu của cầu Ghềnh (hướng từ xã Hiệp Hòa sang phường Bửu Hòa) đã bị xà lan đâm sập xuống sông toàn bộ. Nhịp cầu số 3 đã bị sập và chìm hẳn xuống sống; riêng nhịp cầu số 2 cũng đã bị sập nhưng một đầu còn dính vào trụ cầu số 2. Tuyến đường sắp qua chiếc cầu này đã bị gãy sập và tê liệt hoàn toàn.

* Vụ tai nạn chưa từng có

Nhiều người dân chứng kiến vụ tai nạn sập cầu Ghềnh đều thốt lên đây là vụ việc hy hữu mà trong cuộc đời của họ chưa từng chứng kiến bao giờ. Ông Cao Văn Hai (46 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) là người thoát nạn khi đang đi trên cầu Ghềnh vào thời điểm cầu sập. Theo ông Hai lúc đó ông đang điều khiển xe máy đi ở làn đường hướng từ xã Hiệp Hòa sang phường Bửu Hòa. Khi vừa đến gần giữa cầu thì nghe tiếng sập và bất ngờ cầu đổ sập. Phần cầu phía trước mặt động đổ xuống sông khiến xe và người ông cùng lao theo. May thay khi vừa trượt xuống gần chạm nước ông đã gượng lại và bò lên phần cầu chưa sập hẳn. Lúc này chị Hoàng Yến (ngụ phường Long Bình, TP.Biên Hòa) người đi phía sau ông Hoàng cũng đang hoảng loạn tìm cách thoát ra khỏi đoạn cầu sập. Ông Hoàng, chị Yến rồi một số người khác đi phía sau đó (nhưng chưa kịp lên cầu) cũng đã thoát ra khỏi khu vực cầu sập trong sự hoảng loạn tột cùng.

Lực lượng cứu hộ kịp thời có mặt để cứu những người dân bị rớt xuống sông
Lực lượng cứu hộ kịp thời có mặt để cứu những người dân bị rớt xuống sông

Nhiều người dâng không trực tiếp chứng kiến vụ sập cầu nhưng chỉ sau vài phút họ chạy ra cũng không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng chưa từng thấy bao giờ này.

Nhận thông tin về vụ việc trên ngay lập tức các đồng chí Trần Văn Tư, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phan Thị Mỹ Thanh Phó bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở ngành, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cảnh sát PCCC tỉnh…cũng đã kịp thời có mặt để tìm các giải pháp cứu hộ và khắc phục sự cố. Ngay trong chiều xảy ra sự cố Thứ trưởng Bộ GTVT cũng đã có mặt tại Đồng Nai để chỉ đạo xử lý vụ việc này. Lực lượng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tĩnh cũng đều đã điều động lực lượng đến hiện trường để thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.

Đồng chí Trần Văn Tư, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (người thứ 2 từ trái sang) kịp thời có mặt tại hiện trường để chỉ đạo xử lý sự cố
Đồng chí Trần Văn Tư, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (người thứ 2 từ trái sang) kịp thời có mặt tại hiện trường để chỉ đạo xử lý sự cố

Đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy, chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện ngay các giải pháp để cứu nạn cứu hộ, nhất là đối với người. Ngoài việc tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người các lực lượng cũng phải sớm tìm giải pháp để trục vớt xà lan và khắc phục hệ thống giao thông đường sắt qua khu vực này. Đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh xác định việc cầu Ghềnh bị tê liệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông trên toàn tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra hệ thống giao thông đường thủy qua đoạn sông này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Còn ông Nguyễn Bôn, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh cũng cho biết ngay sau khi sự cố xảy ra Ban ATGT của tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng liên quan như: cảnh sát giao thông đường thủy, cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt phải phong tỏa hiện trường và tiến hành phân luồng giao thông đi qua khu vực này để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Đại tá Trần Tuấn Triệu, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh đã cho thợ lặn lặn xuống khu vực xà lan bị lật để thực hiện việc tìm kiếm các nạn nhân và xác minh có hay không sự cố tràn dầu. Ngoài ra lực lượng cứu hộ cũng đã tiến hành khắc phục và xử lý các sự cố liên quan đến sự việc sập cầu như: hệ thống đường điện, hệ thống ống nước đi qua cầu Ghềnh. Ngoài ra để kịp thời xử lý sự cố lãnh đạo tỉnh cũng đã yêu cầu TP.Hồ Chí Minh chi viện một đội thợ lặn chuyên nghiệp đến hỗ trợ việc trục vớt và tìm kiếm người ở quanh khu vực xảy ra tai nạn. Đến 15 giờ cùng ngày lực lượng cứu nạn cứu hộ đã tiến hành trục vớt được 3 chiếc xe máy gồm: 06B1-22.703, 60B1-467.97 và 60FR - 6147 của nạn nhân rơi xuống sông và hai chiếc ti vi (được xác định là của một người dân đang chở đi qua khu vực này).

Bước đầu cơ quan điều tra xác định chiếc tàu đẩy mang số hiệu SG-3745 đã đẩy chiếc xà lan SG-5984 đi hướng từ cầu Đồng Nai đến cầu Hóa An. Tuy nhiên trong quá trình điều khiển qua cầu Ghềnh các tài công đã không kịp quan sát nên đã để xà lan đâm trực diện vào chân cầu gây ra sự cố nghiêm trọng này.  Đến 16 giờ cùng ngày lực lượng chức năng đã xác định chủ tàu đẩy xà lan là ông Phan Thế Thượng (ngụ TP.Hồ Chí Minh). Ngoài ra cơ quan chức năng cũng xác định hai tài công trực tiếp điều khiển tàu đẩy xà lan là Trần Văn Giang (36 tuổi, quê tỉnh Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng). Tuy nhiên sau khi tông sập cầu hai tài công đã nhảy xuống sông, bơi vào bờ và tìm đường về quê.

Đến 17 giờ cùng ngày đồng chí Đặng Mạnh Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ trì cuộc họp báo để trao đổi về vụ việc nói trên. Theo báo cáo của đại diện Tỉnh ủy Đồng Nai bước đầu xác định việc xảy ra vụ sập cầu là do chiếc xà lan đang chở cát đâm vào. Sau khi sự cố xảy ra lực lượng cứu hộ đã cho thợ lặn lặn xuống hiện trường và xác định đầu máy đầy xà lan cũng đã bị lật chìm xuống dòng sông, chiếc xà lan cũng bị lật ngay tại chân cầu Ghềnh. Bước đầu cơ quan chức năng xác định không có người dân nào bị thương vong trong vụ việc trên. Đến thời điểm hiện tại các ngành chức năng đã huy động khoảng 200 cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội cùng phối hợp thực hiện việc cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường vụ sập cầu.

Bộ Giao thông vận tải họp khẩn vụ sập cầu Ghềnh

Chiều cùng ngày đồng chí Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT đã có mặt tại Đồng Nai và tổ chức cuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai để tìm ra giải pháp nhằm khắc phục sự cố xảy ra. Bộ GTVT cũng đã cho thành lập ngay tổ công tác đặc biệt để khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh.

Một số vấn đề được đặt ra tại cuộc họp này là việc tổ chức vận chuyển hành khách từ Ga Biên Hòa về TP.Hồ Chí Minh và ngược lại. Riêng hàng hóa thì sẽ trung chuyển từ gà Hố Nai. Vấn đề tỉnh quan tâm nhất là vấn để đảm bảo giao thông quanh khu vực ga Biên Hòa bởi lượng hành khách và hàng hóa là rất lớn. Riêng việc trục vớt xà lan cũng cần phải thực hiện khẩn trương vì nếu để lâu sẽ xảy ra tỉnh trạng xà lan trôi dạt gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy. Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ GTVT có thể phải mất từ 3 đến 5 tháng mới khắc phục xong sự cố này.

Đồng chí Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT sau sự việc này sẽ cử các đồng chí có trách nhiệm phối hợp với Công an Đồng Nai nhanh chóng điều tra vụ việc này. Đối với hệ thống chạy tàu sẽ phải bố trí lại toàn bộ hành trình. Tìm mọi cách giải tỏa nhanh hành khách tại các ga bị dồn ứ. Những trường hợp không giải tỏa kịp thì phải bố trí chỗ ăn ở đảm bảo an toàn. Tại các điểm giao thông bị ách tắc bới sự cố này lực lượng công an cũng cần phải bố trí hợp lý.

 

Trần Danh –Văn Chính

Tin xem nhiều