Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, có lợi thế về trồng cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm. Do đó, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp lẫn người dân đều cho rằng trong quy hoạch sử dụng đất, không nên cứng nhắc vì sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, có lợi thế về trồng cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm. Do đó, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp lẫn người dân đều cho rằng trong quy hoạch sử dụng đất, không nên cứng nhắc vì sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
ADVERTISEMENT
Nhiều người dân huyện Định Quán chuyển đất lúa 1-2 vụ/năm thiếu nước sang trồng quýt đường cho lợi nhuận cao gấp 25 lần trồng lúa. Ảnh: K.Minh |
[links()]Tuy là một trong những địa phương có công nghiệp phát triển nhất cả nước, nông nghiệp chỉ chiếm dưới 8% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, song đất nông nghiệp của Đồng Nai quy hoạch giai đoạn 2015-2020 được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 còn 435.990 hécta và đất phi nông nghiệp 153.785 hécta.
* Chuyển đổi gặp khó
Đồng Nai đang triển khai 2.150 dự án trên các lĩnh vực. Tuy các dự án đều phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, nhưng trong quá trình thực hiện thường phát sinh một số vấn đề buộc phải điều chỉnh quy hoạch, đây là một trong những yếu tố khiến dự án kéo dài thời gian. |
ADVERTISEMENT
Quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành được Chính phủ phê duyệt 10 năm, nhưng giữa giai đoạn được phép điều chỉnh quy hoạch để giúp các địa phương thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Các tỉnh, thành căn cứ vào quy hoạch được Chính phủ đã phê duyệt để ban hành quyết định về quy hoạch đất của cấp huyện.
Quá trình thực hiện các dự án ở địa phương nếu vướng mắc về quy hoạch sử dụng đất, cấp huyện trình tỉnh điều chỉnh quy hoạch. Nhưng việc này mất rất nhiều thời gian và thủ tục còn rườm rà, có khi kéo dài 1-3 năm.
Một số nông dân cho biết, có những vùng trồng lúa 1-2 vụ/năm thu nhập rất thấp, người dân muốn xin chuyển từ đất lúa sang đất trồng cây lâu năm nhưng không được. Do đó, nhiều hộ dân đã tự chuyển đổi nhằm tăng thu nhập trên cùng một diện tích.
ADVERTISEMENT
Ông Phan Văn Quang (xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu) cho hay: “Đất trồng lúa 1-2 vụ/năm có trúng mùa nông dân chỉ thu được 15-20 triệu đồng/hécta/năm. Nhưng một số hộ dân chuyển sang trồng bưởi, thu nhập
400-600 triệu đồng/hécta/năm, cao gấp 25-30 lần so với trồng lúa. Như vậy cứ bắt dân giữ đất trồng lúa làm gì”. Nhiều hộ dân ở huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ... chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang những cây lâu năm khác cũng cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Do đó, xin không được người dân vẫn cứ chuyển đổi và đã có hàng ngàn hécta người dân tự chuyển đổi.
Một số nông dân xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu) chuyển đất trồng lúa sang trồng bưởi cho lợi nhuận gấp hơn 20 lần so với trồng lúa. Ảnh: K.Minh |
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Huỳnh Thành Vinh, lợi thế của Đồng Nai không phải là trồng lúa mà là trồng cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm. Vì thế, việc giữ đất lúa sẽ ảnh hưởng đến phát triển của khu vực nông thôn.
* Mất đi nhiều cơ hội
Theo quy định của Luật Đất đai chuyển đổi đất lúa dưới 10 hécta xin phép UBND tỉnh, HĐND tỉnh chấp thuận, trên 10 hécta do Chính phủ quyết định. Ràng buộc trên đã khiến tỉnh mất đi nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư các dự án lớn trên địa bàn. Cụ thể, tại huyện Định Quán có doanh nghiệp muốn đầu tư vào du lịch thác Mai với tổng vốn lên gần 82 triệu USD, nhưng vì vướng quy hoạch về đất đai doanh nghiệp đợi 2-3 năm chưa điều chỉnh được. Vì thế dự án chậm triển khai, huyện, tỉnh mất đi cơ hội tăng doanh thu từ du lịch, dịch vụ.
Kiểm kê đất đai lần này các địa phương, tỉnh nắm rõ từng loại đất để làm quy hoạch cho giai đoạn tới phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có thể rà soát lại các dự án đã quy hoạch, đang triển khai trên địa bàn tỉnh để có biện pháp thúc đẩy nhanh tiến độ, sử dụng đất có hiệu quả.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, có những dự án vì điều chỉnh đất đai chậm lại 1-2 năm, kéo theo giải ngân vốn chậm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Những dự án phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội phải được ưu tiên thực hiện nhanh.
Khánh Minh