Báo Đồng Nai điện tử
En

Sửa đổi để phù hợp xu thế

08:12, 10/12/2020

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 ra đời và có hiệu lực cách nay gần 10 năm. Trong gần 10 năm thực thi (2011-2020), luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 ra đời và có hiệu lực cách nay gần 10 năm. Trong gần 10 năm thực thi (2011-2020), luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên, nền kinh tế sản xuất hàng hóa của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, vượt bậc so với 10 năm trước. Nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới xuất hiện, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường điện tử, các giao dịch xuyên biên giới, các dịch vụ chia sẻ trên nền tảng công nghệ số... Song song với đó là sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, nhiều xu hướng kinh doanh, hợp tác, liên kết giữa các nước cũng đã hình thành, phát triển. Không nằm ngoài quy luật chung, Việt Nam cũng đang ngày càng hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

Những thay đổi nói trên đã dẫn tới việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn... Do có “thâm niên” 10 năm nên một số quy định hiện nay trong luật chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến một số phương thức mới, hiện đạị. Đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng chia sẻ và công nghệ 4.0.

ADVERTISEMENT

Hơn nữa, các hành vi xâm hại quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tinh vi, biến tướng, nhiều hành vi mới trước đây chưa có nên cần được bổ sung vào luật. Bên cạnh đó, cùng với thời gian, các hạn chế trong vấn đề kiểm tra vi phạm, yêu cầu xử lý sau vi phạm nảy sinh nhiều bất cập và không phù hợp, khiến cho nhiều lúc, ngay cả bản thân người bị ảnh hưởng cũng ngần ngại đứng lên đòi quyền lợi. Bởi nhiều khi “được vạ thì má đã sưng”, vừa mất thời gian vì thủ tục, thậm chí lại tốn kém khi có tranh chấp xảy ra. Trong khi đó, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chưa thực sự có hiệu quả.

Từ những bất cập nêu trên, Bộ Công thương đang đề nghị và lấy ý kiến rộng rãi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của quản lý nhà nước và đảm bảo hiệu quả hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Hy vọng, những điều chỉnh sẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trách nhiệm; nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

ADVERTISEMENT

Văn Gia

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT