Thoạt nhìn, với sóng mũi cao cao, khuôn mặt nhẹ nhõm, lại chải tóc mái 5/5, ít ai nghĩ Đỗ Hào Triết, 25 tuổi là công nhân có 5 năm tuổi nghề ở Công ty cổ phần may Đồng Nai.
Thoạt nhìn, với sóng mũi cao cao, khuôn mặt nhẹ nhõm, lại chải tóc mái 5/5, ít ai nghĩ Đỗ Hào Triết, 25 tuổi là công nhân có 5 năm tuổi nghề ở Công ty cổ phần may Đồng Nai. Bắt đầu từ một công nhân, bây giờ Triết là tổ trưởng tổ may ở bộ phận kỹ thuật tiền phương của xí nghiệp (XN) may 3, có trách nhiệm hướng dẫn những công nhân mới vào nghề may. Hỏi Triết rằng nghề may có phù hợp với phái nam không, Triết nói ngay: "Rất tốt, miễn là mình yêu nghề, và nghề may cũng làm cho mình nhanh nhẹn hơn, tự tin hơn và tập được tính kiên trì, nhẫn nại". Hoàn cảnh của Triết cũng không mấy thuận lợi. Tốt nghiệp phổ thông trung học, Triết không thể học lên đại học do cha mẹ chia ly. Mấy anh Triết đều theo mẹ, nên Triết từ Cà Mau lên Đồng Nai tìm việc và bước vào nghề may, cũng là nghề truyền thống của bên ngoại. Triết cho rằng con trai tay chân lóng ngóng hơn phụ nữ nên phải cố gắng hơn để làm được tất cả mọi việc mà phụ nữ có thể làm. Dù có khiêm tốn cách mấy thì Triết nay cũng đã là người có tay nghề cao, thu nhập của Triết mỗi tháng đạt khoảng 1,8 triệu đồng. Triết cũng từng tham gia nhiều hội thi tay nghề giỏi của công ty và có năm đã đạt giải cao nhất về may áo jacket. Triết nói đã gắn bó với nghề rồi, chẳng có ý định đổi nghề và cũng không có ý định chuyển sang công ty may nào khác.
Cũng trạc tuổi như Triết, nữ công nhân Lê Thị Thu từ xứ Đà Lạt mộng mơ vào Biên Hòa để làm thợ may hàng xuất khẩu được 7 năm nay. Thu làm ở XN may 1 và cũng có thể tham gia được mọi công đoạn ở khâu may. Bây giờ thì Thu đã yên tâm lập nghiệp tại Biên Hòa với gia đình nhỏ, gồm chồng và một nhóc tì. Thu nói, làm riết quen rồi, bây giờ chẳng muốn chuyển đổi sang nghề khác, vả lại điều kiện làm việc ở May Đồng Nai cũng thật tốt. Còn cô gái ở xứ ruộng đồng Bến Gỗ như Nguyễn Thị Hồng Hạnh cũng đã từng tham dự hội thi ngành may toàn quốc năm 2002 và đạt giải khuyến khích với đề thi may trang phục nữ. Năm nay Hạnh 24 tuổi, vào nghề được 5 năm nhưng khi dự thi ngành may thì Hạnh mới vào làm việc tại XN may 3 của May Đồng Nai mới có 2 năm. Tiêu chí của Hạnh là phải nắm vững kỹ thuật, luôn chú ý học hỏi tay nghề của những người đi trước. Thua Hạnh một năm tuổi nghề có Nguyễn Thị Thảo, quê ở Hà Tĩnh, vào công ty từ năm 2000, lương bình quân hàng tháng hiện nay của Thảo là 1 triệu đồng. Thảo cho rằng công việc như vậy là ổn định, bản thân cần phải trau dồi tay nghề hơn nữa, chính vì vậy mà Thảo mạnh dạn đăng ký tham dự cuộc thi thợ giỏi của công ty năm nay mà không chút băn khoăn. Vì với Thảo, có như vậy mình mới vượt qua chính nỗi tự ti mặc cảm, mới biết tay nghề mình cỡ nào...
Phải nói rằng 2.700 công nhân đang làm việc ở 9 xí nghiệp thuộc Công ty cổ phần may Đồng Nai, trong đó lớp trẻ chiếm đa số, đều có ý thức rất rõ về việc làm - tay nghề - thu nhập. Do vậy, có những bạn trẻ khi mới vào nghề chỉ suy nghĩ giản đơn là tìm một việc làm, có thu nhập, tránh cảnh thất nghiệp. Thế nhưng sau một thời gian vào đây làm việc, đa phần các công nhân trẻ đã chọn đây là một nghề có thể gắn bó dài lâu nên kiên tâm học hỏi nâng cao tay nghề. Bởi, nếu có tay nghề khá, may được nhiều sản phẩm thì mức thu nhập bình quân 1,2 - 1,5 triệu đồng/tháng không phải là khó đạt được. Vả lại, điều kiện làm việc ở công ty ngày càng cải thiện, có hệ thống gió làm mát không khí trong phòng làm việc vào những buổi trưa nắng gắt. Việc chăm lo đời sống cũng tươm tất hơn, công nhân thấy tự hào về nhà máy với trang thiết bị tiên tiến. Bản thân mỗi lao động trẻ đều tỏ ra rất cố gắng trau dồi tay nghề để có thể tham dự kỳ thi thợ giỏi hàng năm của công ty, bởi tay nghề cao thì được nâng bậc, tức là thu nhập sẽ tăng lên. Và, điểm chung nhất gặp ở các bạn trẻ là: làm nghề gì cũng vậy, phải yêu nghề thì mới sáng tạo, mới hết lòng vì nghề.
Phó tổng giám đốc công ty Trần Văn Sáu cũng nói, công ty tạo điều kiện cho các em thi thố tài năng và qua mỗi cuộc thi như vậy công ty sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu, những thao tác mới để nhân lên nhằm nâng cao năng suất lao động... Đây cũng chính là cách để nghề may hàng xuất khẩu của Việt
Kim Loan