Báo Đồng Nai điện tử
En

Thị trường... "dế Tàu"

09:04, 16/04/2007

Theo một số chủ tiệm bán điên thoại di động (ĐTDĐ), thì "dế Tàu" - cách gọi phổ biến trên thị trường đối với điện thoại di động có xuất xứ từ Trung Quốc- hiện đang soán ngôi nhiều thương hiệu di động khác, nhất là trong việc "lấy lòng" những khách hàng thuộc giới trẻ, giới bình dân.

Một số nhãn hiệu "dế Tàu" có đăng ký thương hiệu (từ trên xuống): Elitek, Jongsung, Bandshine.

Theo một số chủ tiệm bán điên thoại di động (ĐTDĐ), thì "dế Tàu" - cách gọi phổ biến trên thị trường đối với điện thoại di động có xuất xứ từ Trung Quốc-  hiện đang soán ngôi nhiều thương hiệu di động khác, nhất là trong việc "lấy lòng" những khách hàng thuộc giới trẻ, giới bình dân.

 

* Giữa vòng vây "dế Tàu"

 

Nếu lần đầu tiên tiếp xúc với "dế Tàu", khách hàng rất dễ bị lôi cuốn bởi kiểu dáng và màu sắc của loại hàng này: mỏng, nhẹ, gọn gàng, màu sắc tươi tắn. "Dế Tàu" được chia làm 2 dạng: dạng thứ nhất là loại "dế" sản xuất tại Trung Quốc có đăng ký thương hiệu, kiểu dáng, được phân phối qua các công ty, đại lý và dạng thứ 2 là hàng trôi nổi trên thị trường, giá rẻ hơn hẳn, vì bản chất vốn là hàng trốn thuế, được người bán gọi bằng cái tên phổ biến là "hàng xách tay". Trên địa bàn TP. Biên Hòa hiện nay, loại "dế Tàu" trôi nổi đang chiếm thế "áp đảo", bởi giá rẻ và các kênh phân phối đa dạng hơn. Một số nhãn hiệu "dế Tàu" có đăng ký thương hiệu như Elitek, Jongsung, Bandshine... mặc dù được bày bán trang trọng không kém gì các loại điện thoại chính hãng nổi tiếng của Nokia, Samsung... và có bảo hành đến 12 tháng, song giá cao hơn nên bán không chạy. Mặt khác, kênh phân phối của dạng "dế Tàu" này vẫn còn hạn chế. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở TP. Biên Hòa chỉ có cửa hàng D.L là có bày bán loại "dế Tàu"  chính hãng. Còn với dạng hàng trôi nổi thì  trừ  một vài cửa hàng danh tiếng như: A.D, H.T... là không kinh doanh, còn lại thì tràn ngập. "Dế Tàu" dạng trôi nổi có hàng loạt nhãn hiệu, từ Mpeg 4 - nhãn hiệu phổ biến nhất đến những nhãn hiệu lạ hoắc như  Suntek, Josung..., thậm chí một số loại không có nhãn hiệu gì trên thân máy hoặc ngang nhiên copy các nhãn hiệu nổi tiếng như Nokia, Samsung, Sony Ericsson...

Đối với người chơi "dế Tàu" thì nhãn hiệu và màu sắc không hấp dẫn bằng giá tiền và các tính năng của chúng. Chỉ từ 1,5 đến khoảng 2,5 triệu đồng, khách hàng có thể thoải mái "tậu" cho mình một "con" tích hợp nhiều tính năng tiện ích: màn hình cảm ứng, thẻ nhớ, 2 ngăn chứa sim nên có thể dùng 2 sim 1 lúc, chụp hình, nghe nhạc, quay phim. Trong khi đó, với những thương hiệu nổi tiếng khác, số tiền phải bỏ ra là gấp nhiều lần. Chẳng hạn, để có thể dùng một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng và tích hợp các chức năng cao cấp của nhãn hiệu nổi tiếng như  O2, Nokia, khách hàng phải bỏ ra trên chục triệu đồng, song nếu xài "dế Tàu", khách chỉ phải bỏ ra khoảng 2,4 triệu đồng với chiếc điện thoại có kiểu dáng và màu sắc  y khuôn hàng chính hãng.

Theo chị  H., chủ cửa hàng di động H.C trên QL15, thì các loại hàng nhái theo một số nhãn hiệu nổi tiếng bán chạy hơn nhiều so với các loại khác bởi rất nhiều khách hàng có tâm lý thích dùng những chiếc máy giống y các dòng máy thời thượng như  Nokia N73, 8800, N91, N93 hay Samsung E530, E730... Mặt khác, các loại máy này khi thay linh kiện sẽ dễ tìm hơn.

 

* Vừa xài vừa... run

 

Khi chúng tôi đến hỏi mua "dế Tàu" N.P- nhân viên cửa hàng A.D thẳng thắn cho biết: "Xin lỗi chị, cửa hàng em không bán loại này dù khách tới hỏi rất nhiều, dễ mất uy  tín lắm. Bán hàng Trung Quốc rất lời, một chiếc có thể kiếm được 500.000 đồng như chơi, nhưng bán để khách xài một thời gian rồi đem lại mắng vốn, bảo hành lại mệt mỏi thì tụi em không thích". P. cũng cho biết thêm, các cửa hàng lớn đã có thương hiệu, thường không dám bán loại hàng "ăn xổi" này, bởi lãi thì có lãi, nhưng về lâu về dài thì không ổn, do vậy khách hàng muốn mua thường phải tìm đến các cửa hàng nhỏ lẻ. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, nhận xét của P. khá xác đáng, bởi hiện đang có rất nhiều cửa hàng nhỏ có bán "dế Tàu": nơi thì công khai bày hàng, nơi thì chỉ bày vài chiếc làm mẫu, khách hỏi thì vào kho lấy ra, vì "hàng trốn thuế nên sợ quản lý thị trường hỏi lắm"  (như lời chị H. một chủ tiệm QL15 bày tỏ).

Điện thoại Chocolate của LG (trái) và phiên bản hàng "Tàu".

Điều dễ làm cho những khách hàng tỏ ra e  ngại chính là chế độ bảo hành của "dế Tàu". Nếu điện thoại chính hãng luôn bảo hành từ 1 năm trở lên thì "dế Tàu" chỉ bảo hành từ 1 - 3 tháng, nơi nào lâu lắm thì 6 tháng. Tại cửa hàng T nằm trên QL15, khi chúng tôi hỏi tại sao thời gian bảo hành ít quá, K. - cô chủ tiệm tỉnh bơ: "Muốn bảo hành bao lâu tụi tôi cũng sẵn sàng. Chị thêm 500.000 đ, tôi bảo hành thêm 6 tháng, thêm 1 triệu đồng tôi bảo hành 1 năm cho chị. Dễ ợt!". K. còn trấn an chúng tôi rằng, từ lúc bán tới nay, cửa hàng chưa phải bảo hành máy của ai bao giờ (!?). Một số các cửa hàng khác cũng khẳng định chắc nịch như thế với chúng tôi và để có thêm khách, nhiều cửa hàng còn tung ra nhiều chiêu khác: cho đổi máy trong vòng 1 tháng, giảm giá, cho dùng thử máy mới... Vì thế, doanh số từ mặt hàng này tăng vùn vụt. Anh Q. ở cửa hàng D, chị K.  cửa hàng T. hay H. cửa hàng C. tại Biên Hòa đều khẳng định mỗi ngày cửa hàng họ bán ra từ 20 đến 30 chiếc điện thoại Trung Quốc và đối tượng mua chủ yếu là giới trẻ có thu nhập trung bình như công nhân, sinh viên, viên chức.

Tuy nhiên, theo một số người có kinh nghiệm thì xài "dế Tàu" phải "nâng như nâng trứng", bởi chỉ cần rớt hay vô nước một lần là coi như... xong. Đặc biệt, lúc đã hư, "dế" thường hư hàng loạt các bộ phận theo kiểu dây chuyền. Còn hư pin, hư cục sạc là chuyện... 

Trên thị trường hiện nay có một số khách hàng bị lừa khi mua điện thoại chính hãng Nokia, Samsung ở một số cửa hàng vì bị tráo bằng hàng Trung Quốc nhái. Theo N.P - một nhân viên bán điện thoại lâu năm thì khách hàng nên nắm một vài đặc điểm căn bản sau để phân biệt: hàng nhái thường có nước sơn hơi bóng hơn bình thường một chút, bo mạch bên trong màu khác lạ: rất đậm hoặc rất nhạt, tiếng loa hơi vang và rè, chữ và đường nét trên máy không sắc sảo. Song, đó chỉ là vài đặc điểm thông thường, bởi có nhiều hàng nhái tinh xảo đến mức người dùng quen cũng không nhận ra được. Vì thế, muốn chắc ăn là  mua hàng tại các cửa hàng, chính hãng để khỏi bị hớ. Ngoài ra, nên cảnh giác với "chiêu" cho khách đổi máy trong thời gian bảo hành của các cửa hàng bởi trên thực tế, đó chỉ là tráo máy  từ người này sang người khác, không phải máy mới.

nhỏ! Vũ Hương - một "khổ chủ" từng lao đao vì "dế Tàu", than thở: "Từ nay mình... chừa. Hồi trước mua "con" Nokia 7610 Trung Quốc với giá 1,5 triệu, lúc đầu xài cũng tốt lắm, nhưng 3 tháng sau thì bàn phím tróc sơn, cứng ngắc, vỏ trầy xước, sau đó thì hết nghe luôn. Mình đem sửa tới sửa lui mấy lần, hết hư cái này hư sang cái khác, bán lại không cửa hàng nào chịu mua, khổ thiệt!". Đặng Thị Hương, một khách hàng khác còn "khổ" hơn khi dùng tới 2 chiếc: một chiếc Mpeg 4 màn hình cảm ứng, một chiếc nắp gập nhái kiểu dáng "hòn ngọc bích" E530 của Samsung, vừa hết thời gian 3 tháng bảo hành là cả 2 quay sang... dở chứng, hư liên tục, cuối cùng chỉ dùng được 3 chức năng cơ bản: nghe, gọi, nhắn tin, còn các chức năng khác đành xếp xó...

Vi Lâm

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích