Cho đến bây giờ, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có "thâm niên" hiện diện ở Việt Nam đã gần 15 năm, nhưng Việt Nam vẫn còn loay hoay bàn về ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT). Ở Đồng Nai, mặc dù tỉnh cũng vừa tổ chức Hội chợ công nghiệp phụ trợ và kèm theo đó là cuộc Hội thảo định hướng về phát triển ngành CNPT nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu lạc quan...
Cho đến bây giờ, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có "thâm niên" hiện diện ở Việt Nam đã gần 15 năm, nhưng Việt Nam vẫn còn loay hoay bàn về ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT). Ở Đồng Nai, mặc dù tỉnh cũng vừa tổ chức Hội chợ công nghiệp phụ trợ và kèm theo đó là cuộc Hội thảo định hướng về phát triển ngành CNPT nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu lạc quan...
* Đâu là bóng dáng ngành công nghiệp phụ trợ?
Mặc dù CNPT được hiểu theo khái niệm bao hàm là những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian (linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu...) cung cấp cho ngành lắp ráp, nhưng CNPT chính là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu. Với các nước phát triển, CNPT được ưu tiên phát triển trước để làm cơ sở cho các ngành công nghiệp chính yếu như: ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, giày da, viễn thông phát triển. Còn ở Việt
Qua gần hai thập kỷ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng chỉ mới có ngành công nghiệp xe máy ước tính trung bình có khoảng 80% các chi tiết được nội địa hóa. Ví dụ như tập đoàn xe máy SYM của Đài Loan khi vào đầu tư tại Đồng Nai cách nay hơn 10 năm với nhà máy VMEP đã kéo theo cả một loạt các xí nghiệp vệ tinh vào đầu tư các dự án về sản xuất ốc vít, đèn, bửng xe, dây điện... Họ có vài chục nhà máy sản xuất hàng phụ trợ cho sản phẩm xe máy VMEP, nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở mức khiêm tốn. Như Canon khi bắt đầu sản xuất tại Việt
* Sẽ khó khăn cho phát triển công nghiệp bền vững
Có thể nói, muốn cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững - loại trừ các yếu tố biến động thất thường do phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài và tăng giá trị mới để tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài - thì con đường phát triển CNPT phải được coi trọng và có một kế hoạch phát triển cụ thể lâu dài thì mới mong Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung có một ngành CNPT thực sự. TS Phạm Duy Hiếu, Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, minh chứng: Các DN dù bán sản phẩm tại thị trường nội địa hay xuất khẩu, dự án đầu tư đều có nhu cầu rất lớn về mua sắm các sản phẩm phụ trợ như phụ tùng nhựa, khuôn kim loại, linh kiện, phụ tùng... Canon Việt
Giáo sư Kenichi Ohno, Giám đốc Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), chuyên gia hàng đầu về đầu tư Nhật tại Việt Nam đã cho rằng: Việt Nam và Thái Lan là những nước nằm trong tầm ngắm của các nhà hoạch định chính sách của Nhật. VN có lợi thế hơn bởi sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính cầu thị. Tuy nhiên, điểm yếu của Việt
* Bao giờ mới đủ mạnh?
Theo đánh giá của Ngành công nghiệp Đồng Nai thì CNPT trên địa bàn đã được hình thành và từng bước có phát triển. Trong đó tập trung vào CNPT của 3 ngành công nghiệp lớn là cơ khí; điện-điện tử; dệt may và giày dép. Đến năm 2006, CNPT chiếm tỷ trọng khoảng 24% giá trị SXCN toàn ngành công nghiệp Đồng Nai. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của cả nước, nhiều lĩnh vực CNPT ở Đồng Nai tăng trưởng còn thấp, chủng loại sản phẩm CNPT của các ngành công nghiệp chủ lực còn khá khiêm tốn. CNPT sản xuất nguyên, vật liệu như: kim loại màu, cao su kỹ thuật, nhựa kỹ thuật, da bông... chưa phát triển, chủ yếu phải nhập khẩu. Ông Trần Dục Dân, Phó giám đốc Công ty cao su màu cho biết, theo đánh giá của Bộ Công thương, xuất khẩu da giày của Việt Nam nằm trong những nước top đầu trên thế giới, nhưng sản xuất da giày vẫn còn không ít bất cập. Vì, Việt
Để CNPT trên địa bàn Đồng Nai phát triển theo đúng định hướng, theo tiến sĩ Lê Thị Khuyên, cần phải qui hoạch tổng thể phát triển CNPT để có chính sách khuyến khích phát triển dài hạn. Trên cơ sở này có sự đầu tư về nguồn nhân lực và tài chính cho CNPT. Hầu hết các DN CNPT thuộc loại nhỏ và vừa, do vậy phải có chính sách ưu đãi giúp cho họ mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các DN liên kết với nhau cùng phát triển. Cũng có ý kiến cho rằng, nên nghiên cứu hình thành 1-2 KCN chuyên ngành, có qui mô 150 - 200 hécta và một số cụm CNPT ở huyện tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các ngành CNPT cho ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí và điện- điện tử.
Kim Loan