
Điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, việc giá xăng dầu trên thế giới trồi sụt bất thường và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước liên tục điều chỉnh giá đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải về điều chỉnh giá cước.
Điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, việc giá xăng dầu trên thế giới trồi sụt bất thường và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước liên tục điều chỉnh giá đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải về điều chỉnh giá cước.
* Taxi phập phồng theo dõi giá
Từ ngày 1-7, giá xăng tăng thêm 700 đồng/lít và giá dầu diezel tăng thêm 600 đồng/lít so với mức giá cũ. Như vậy, giá xăng A92 bán lẻ trên thị trường hiện ở mức 14.200 đồng/lít và giá dầu diezel là 12.100 đồng/lít. Đây là đợt điều chỉnh tăng lần thứ 5 của giá xăng dầu kể từ đầu năm 2009 đến nay, và chỉ trong vòng từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 giá xăng dầu đã tăng 2 lần. Việc giá xăng dầu biến động nhiều đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải, taxi phải thay đổi bài toán về giá cước. Khá nhiều doanh nghiệp taxi cho biết, họ gặp khó khăn khi phải thường xuyên tính toán lại chi phí, đề xuất điều chỉnh giá cước, chỉnh lại đồng hồ...
Ông Nguyễn Tuấn Mùi, Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh Đông
Tương tự, ông Đoàn Quang Tư, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàm Rồng, đơn vị khai thác thương hiệu Thiên An taxi, cũng cho biết hiện công ty vẫn đang giữ mức cước 9.500 đồng/km cho đoạn đường từ 1 đến 30 km đầu và 7.500 đồng/km tính từ km thứ 31 trở đi. Ông Tư nói: "Điều chỉnh cước tăng lên theo giá xăng dầu là đúng, song đối với một thương hiệu còn mới mẻ như Thiên An taxi, chi phí mỗi lần điều chỉnh đồng hồ là một gánh nặng. Mặt khác, Thiên An phải giữ chữ tín với khách hàng nên không thể nay lên, mai xuống được, dù giá xăng dầu biến động. Chưa kể, mỗi lần điều chỉnh, toàn bộ xe phải chạy từ các tỉnh thành khác về đây để điều chỉnh sẽ gây thất thoát doanh thu, chi phí, thời gian... Chính vì vậy, tạm thời chúng tôi vẫn giữ mức giá cước cũ. Nếu đến giữa tháng này mà giá xăng dầu không giảm, chúng tôi sẽ có kế hoạch điều chỉnh".
Đến nay, sau 2 đợt tăng giá xăng dầu, nhiều hãng taxi đồng loạt tăng giá cước. Taxi Future tăng 800 đồng/km, hiện ở mức 9.800 đồng/km cho km đầu tiên, 8.500 đồng/km thứ 2 và 7.000 đồng từ km thứ 31 trở đi. Hai đơn vị taxi Mai Linh và Vinasun đã điều chỉnh tăng giá cước lên 500 đồng/km trong đợt tăng giá xăng dầu trước và sẽ có kế hoạch tiếp tục điều chỉnh giá cước nếu trong thời gian sắp tới, giá xăng dầu không giảm.
* Xe buýt chần chừ tăng giá
Không như "xe dù" hoặc xe khách tư nhân có thể tăng giá lập tức khi giá xăng biến động, xe buýt là loại hình vận tải không dễ dàng chút nào khi thay đổi giá. Bà Thái Thị Ty, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng, cho biết giá cước vận tải hành khách công cộng hiện vẫn ở mức ổn định qua 2 đợt điều chỉnh giá xăng dầu vừa qua. Các đơn vị kinh doanh các tuyến buýt không trợ giá và có trợ giá đều chưa đề cập gì đến vấn đề sẽ điều chỉnh giá cước vận tải trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá xăng dầu biến động liên tục đã gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động vận tải hành khách công cộng trên địa bàn.
Ông Trần Bá Nhiệm, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ vận tải Đoàn Kết, khẳng định tuy giá xăng dầu có tăng nhưng đơn vị vẫn cố gắng giữ ổn định giá cước vận tải. Cụ thể như tuyến buýt từ bến xe Biên Hòa đến Cây Gáo, Trảng Bom hiện vẫn giữa mức 9.000 đồng/tuyến, với học sinh vẫn lấy giá vé 2.000 đồng/tuyến. Tuy chưa đến mức phải điều chỉnh giá cước vận tải nhưng xăng dầu tăng ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi xã viên bị giảm. Nếu xăng dầu vẫn tiếp tục tăng giá thì đơn vị này buộc phải đề nghị được điều chỉnh giá cước vận tải cho phù hợp.
ADVERTISEMENT
Ông Nguyễn Dương Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải Sonadezi, tính toán: "Với toàn bộ hoạt động xe buýt, xe khách, xe đưa rước công nhân của công ty, giá xăng dầu tăng 1.000 đồng, công ty sẽ phải chịu lỗ 140 triệu đồng/tháng nếu không tăng giá cước. Hiện tại, công ty đã bù lỗ tổng cộng 300 triệu đồng tính từ lần tăng giá xăng dầu lần trước đến nay. Giá xăng dầu giảm và tăng liên tục là một khó khăn, song chúng tôi vẫn phải cố gắng cân đối để giá cước, đặc biệt là giá vé xe buýt không biến động nhiều". Theo ông Hoàng, tăng giá xe buýt luôn là một trở ngại vì loại hình vận tải công cộng này có đặc thù riêng, mang tính phục vụ cộng đồng cao và bản thân doanh nghiệp không thể tự điều chỉnh giá. Đối với xe khách, từ đầu năm đến nay Sonadezi đã điều chỉnh tăng 2 lần, mỗi lần 8% theo mức tăng của xăng dầu, còn xe buýt thì chưa. Sắp tới, nếu giá xăng dầu không giảm, đơn vị này cho biết sẽ phải kiến nghị tăng giá vé xe buýt.
ADVERTISEMENT
Tương tự, ông Nguyễn Văn Út, Chủ nhiệm HTX dịch vụ vận tải Long Khánh, cho biết hiện HTX đang khai thác 2 tuyến buýt chính là tuyến từ bến xe ngã tư Vũng Tàu - bến xe Xuân Lộc, chiều dài 75km và tuyến bến xe Dầu Giây - Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu dài 82km. Qua 2 đợt tăng giá dầu, mỗi lít dầu hiện nay đội lên 1.600 đồng, tính trung bình chi phí cho giá nhiên liệu tăng thêm từ 150.000 - 200.000 đồng/đầu xe/ngày. Đây là con số lớn đối với HTX. Giá xăng dầu tăng nhiều lần đã gây khó khăn trực tiếp đến đời sống xã viên, nhất là HTX hiện còn phải gánh thêm chi phí trả nợ ngân hàng khoản tiền vay đầu tư mua xe mới. Mỗi lần muốn điều chỉnh giá cước xe buýt, các đơn vị phải làm tờ trình gởi lên Sở Tài chính chờ xét duyệt và rất nhiều thủ tục khác mất nhiều thời gian, trong khi giá xăng dầu liên tục biến động đang là nỗi lo của không ít các đơn vị vận tải hành khách công cộng.
V.Lâm
ADVERTISEMENT