Nghèo khó nên ông Phạm Văn Hội ngụ tại ấp 2, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc đành phải tìm đến vùng đất đồi đá nằm cách xa đường quốc lộ 1. Tuy nhiên, với sự cần cù, người nông dân này đã biến 2,5 hécta đất sỏi đá ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình.
Nghèo khó nên ông Phạm Văn Hội ngụ tại ấp 2, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc đành phải tìm đến vùng đất đồi đá nằm cách xa đường quốc lộ 1. Tuy nhiên, với sự cần cù, người nông dân này đã biến 2,5 hécta đất sỏi đá ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình.
Sau ngày miền
Đúng là "trời không chịu đất thì đất cũng phải chịu trời", nhiều loại cây do ông Hội trồng, ban đầu thì cằn cỗi, nhưng nhờ ông dày công chăm sóc và chịu khó đầu tư phân bón nên phát triển xanh tốt. Hiện nay với gần 1 hécta thanh long và 1,5 hécta điều, xoài và mì, mỗi năm gia đình ông thu hoa lợi hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, nhờ áp dụng kỹ thuật xử lý cho ra hoa trái vụ nên hàng năm ông thu hoạch hàng chục tấn thanh long, bán được giá cao gấp 2 - 3 lần thanh long mùa thường. Ông Hội cũng vừa đầu tư trên 80 triệu đồng kéo hơn 850m đường điện 3 pha nhằm có nguồn điện ổn định để tưới tiêu và thắp sáng cho thanh long để xử lý ra hoa trái vụ. Ông cho biết, nhờ nguồn điện này mà cây thanh long trổ nhiều hoa hơn mọi năm, nhất là chủ động nguồn nước tưới đầy đủ nên trái rất to và chất lượng ngon ngọt hơn.
"Đây là một mô hình kinh tế khá hiệu quả, đặc biệt là cây thanh long rất thích hợp với vùng đất này. Huyện đang triển khai cho bà con sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP, nhằm tạo thương hiệu và ổn định đầu ra, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân" - bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, đã có nhận xét sau khi thăm vườn nhà ông Hội.
Ngọc Hoàng