Do lượng nước ngọt trên các sông, hồ ở Đồng Nai cạn nên triều cường đã đẩy nước mặn vào sâu trong đất liền. Mặn vào sâu trên các hệ thống sông làm nhiều người dân lo lắng vì sẽ có hàng loạt hệ lụy kéo theo.
Do lượng nước ngọt trên các sông, hồ ở Đồng Nai cạn nên triều cường đã đẩy nước mặn vào sâu trong đất liền. Mặn vào sâu trên các hệ thống sông làm nhiều người dân lo lắng vì sẽ có hàng loạt hệ lụy kéo theo.
* Độ mặn tăng cao
Thực tế, khoảng 4 - 5 năm lại đây, nước mặn đã từng bước tiến sâu vào sông Sài Gòn, Đồng Nai. Song hơn một năm nay, độ mặn vào mùa khô trên sông Đồng Nai ở một số đoạn tăng khá nhanh làm ảnh hưởng đến khả năng cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt, trong mùa khô 2010-2011, độ mặn tăng gấp nhiều lần. Nguyên nhân nước mặn lấn sâu là do năm 2010 lượng mưa ít làm cho nguồn nước ngọt trên các sông và hồ Trị An xuống quá thấp, vào mùa khô khi thủy triều lên, thượng nguồn không có nguồn nước ngọt xả về để đẩy mặn nên nước mặn lấn sông.
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai của Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai trong tháng 2-2011, độ mặn ở đoạn 3 của sông Đồng Nai (từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai) có nhiều khu vực tăng trên 10 lần so với trước đó một tháng. Nếu tháng 1-2011, độ mặn đo được tại cầu Hóa An, chợ Biên Hòa, Nhà máy nước Biên Hòa, cầu Ghềnh, giữa cù lao Hiệp Hòa, hợp lưu sông Đồng Nai - sông Cái, cù lao Ba Xê vào lúc triều xuống chỉ dao động từ 0,1 - 0,2%o (quy chuẩn Việt
Ông Lê Văn Bình, Phó giám đốc Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai, cho biết: "Từ năm 2007 đến nay, độ mặn xâm nhập vào sông Đồng Nai tăng lên rõ rệt và cao điểm thường từ tháng 3 - 5. Vì thời điểm này mưa ít, nước ngọt từ thượng nguồn sông cạn không có đủ để xả về hạ lưu đẩy mặn". Ở đoạn 3 sông Đồng Nai là khu vực có nhiều nhà máy cấp nước, vì vậy nếu nước mặn xâm nhập vượt trên ngưỡng 400 mg/lít sẽ gây khó khăn cho công tác cấp nước sinh hoạt.
* Thiếu nước sản xuất
Nước mặn lấn sâu vào các hệ thống sông và gia tăng độ mặn ngoài ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, còn gây khó khăn cho việc cấp nước sản xuất. Đoạn 4 sông Đồng Nai (từ xã Tam An đến hợp lưu sông Đồng Nai - sông Sài Gòn) là khu vực được nhiều nông dân trong tỉnh lấy nước tưới cho cây trồng. Thế nhưng, mùa khô năm nay độ mặn của nước sông tăng cao làm nhiều diện tích cây trồng phải ngưng sản xuất hoặc mất trắng.
Ông Út ở ấp Bến Ngự, xã Phú Đông (huyện Nhơn Trạch) cho biết: "Vụ đông - xuân này tôi trồng gần 2 hécta lúa, song nguồn nước tưới lấy từ sông vào bị nhiễm mặn quá cao, cây lúa không chịu được chết gần hết. Trong ấp này, nhiều bà con cũng mất trắng vụ lúa đông - xuân do nước tưới bị mặn". Kết quả quan trắc từ tháng 2 đến tháng 12-2010, một số khu vực ở đoạn 4 có lúc độ mặn lên đến 3.428 mg/lít. Riêng khu vực xã Long Tân hợp lưu sông Đồng Nai - sông Sài Gòn, năm 2009 độ mặn đo được chỉ 1.699 mg/lít thì năm 2010 tăng lên 3.398 mg/lít (quy chuẩn Việt Nam, nước phục vụ thủy lợi độ mặn cho phép khoảng 600 mg/lít).
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, trong tháng 3-2011 triều cường trên sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa lớn hơn trung bình nhiều năm, đây là yếu tố đẩy nước mặn vào sâu hơn. Tháng 3, 4 là những tháng cao điểm của mùa khô, mưa trái mùa ít, nước trên các sông suối trong tỉnh tiếp tục xuống dần và khu vực đầu nguồn mực nước sông xuống rất thấp, đây sẽ là cơ hội cho mặn tiếp tục vào sâu trong đất liền khi thủy triều dâng.
Ông Võ Tấn Nhẫn, Phó giám đốc Công ty thủy điện Trị An, cho hay: "Mực nước trên hồ Trị An hiện xuống rất thấp, công ty chỉ phát điện cầm chừng để điều tiết, cung cấp nước cho hạ lưu sản xuất, sinh hoạt. Tuy nhiên, lượng nước xả về hạ lưu mỗi ngày cũng rất hạn chế".
Hương Giang