Cả gia đình anh Đào Văn Hạo hiện tại đang sống bằng nghề làm tò he. Ba anh làm nghề này, truyền lại cho 4 người con trong nhà. Ở tuổi 31, anh đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề.
Anh Đào Văn Hạo đang nặn tò he cho khách. |
Cả gia đình anh Đào Văn Hạo hiện tại đang sống bằng nghề làm tò he. Ba anh làm nghề này, truyền lại cho 4 người con trong nhà. Ở tuổi 31, anh đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề. Gia đình sống ở huyện Trảng Bom nhưng mỗi thành viên có một địa bàn riêng để hoạt động. Hai người em của anh hiện “túc trực” ở Khu công viên Đầm Sen tại TP. Hồ Chí Minh. Anh Hạo và người em còn lại chọn cách đi bán dạo để mưu sinh.
Đồ nghề làm tò he chỉ gồm một hộp gỗ gọn nhẹ, vừa dùng chứa dụng cụ vừa để bày hàng. Hai ngày cuối tuần, anh thường có mặt ở Khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương), những ngày còn lại anh bán tại các cổng trường học, khu công viên đến các hội chợ, lễ hội lớn nhỏ diễn ra ở Đồng Nai. Anh chia sẻ, thoạt nhìn, người thợ chỉ mất 1 phút để làm ra 1 con tò he, rất dễ dàng nhưng nghề này khá vất vả. Phải mua bột gạo về tự pha màu, nhào bột rồi đội nắng gió rong ruổi khắp nơi để bán hàng. Vào các ngày hội đông khách, anh Hạo phải làm luôn tay từ 7 giờ sáng đến 11 giờ khuya mới dọn hàng. Ngoài yếu tố quen tay, người thợ khéo phải có đầu óc tưởng tượng phong phú để sáng tạo không ngừng. Vì thế giới của tò he rất đa dạng, từ loài vật, hoa cỏ đến con người. Anh đã từng nặn con tò he hình rồng nặng cả trăm kg theo đơn đặt hàng của khách, ngoài ra còn có người đặt làm chân dung trong những dịp sinh nhật, lễ hội. Anh Hạo chia sẻ, nghề tò he cũng lắm thăng trầm, nhất là khi các loại đồ chơi hiện đại bán ở khắp nơi, song nhờ lòng yêu nghề, các thành viên trong gia đình anh vẫn kiên trì gắn bó hàng chục năm qua.
Bình Nguyên