Báo Đồng Nai điện tử
En

55 năm "Đội quân tóc dài"

10:10, 19/10/2015

Ra đời trong phong trào Đồng Khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960, "Đội quân tóc dài" nhanh chóng lan rộng toàn miền Nam góp phần tô đậm phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam không đầu hàng trước khó khăn mà ngược lại sức sáng tạo càng được phát huy.

Ra đời trong phong trào Đồng Khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960, “Đội quân tóc dài” nhanh chóng lan rộng toàn miền Nam góp phần tô đậm phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam không đầu hàng trước khó khăn mà ngược lại sức sáng tạo càng được phát huy.

Bà Nguyễn Bạch Tuyết (trái), nguyên Hội trưởng Hội Phụ nữ giải phóng khu Đông Nam bộ và một số phụ nữ trong “Đội quân tóc dài” năm xưa ôn lại kỷ niệm những năm tháng kháng chiến.
Bà Nguyễn Bạch Tuyết (trái), nguyên Hội trưởng Hội Phụ nữ giải phóng khu Đông Nam bộ và một số phụ nữ trong “Đội quân tóc dài” năm xưa ôn lại kỷ niệm những năm tháng kháng chiến.

Cũng thời gian này, tại khu vực miền Đông Nam bộ, lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam tấn công vào Tua Hai (tỉnh Tây Ninh). Ở trận này, lực lượng phụ nữ tham gia rất tích cực trong công tác dân công thu vũ khí, chiến lợi phẩm và tải thương. Trên cơ sở phong trào Đồng Khởi, Mặt trận dân tộc giải phóng và Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam được thành lập, tiếp tục phát huy truyền thống của “Đội quân tóc dài” dưới mọi hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của cách mạng.

Tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi (1958), bà Nguyễn Thị Minh Tư (hiện ở phường Tân Phong, TP.Biên Hòa) cho biết trước âm mưu gom dân lập ấp chiến lược của địch, phụ nữ các tỉnh miền Đông đấu tranh trực diện với lính Mỹ chống bắn pháo, chống rải chất độc hóa học, tản cư khi địch vào càn quét... bằng hình thức nằm cản đầu xe tăng, đeo cánh trực thăng hoặc lôi kéo giành giật chồng con bị bắt lính…

Đặc biệt, theo bà Nguyễn Bạch Tuyết, nguyên Hội trưởng Hội Phụ nữ giải phóng khu Đông Nam bộ, phát huy điểm nổi bật của “Đội quân tóc dài” trong các cuộc đấu tranh dù lớn hay nhỏ đều được các chị tổ chức chu đáo, có mục đích, yêu cầu, có khẩu hiệu đấu tranh, có mục tiêu cụ thể. Sau này, ngoài việc kết hợp vận động binh sĩ đồng tình, không đàn áp và hưởng ứng khẩu hiệu đấu tranh, các mẹ, các chị còn tham gia lực lượng chuyên làm công tác binh vận ở những nơi có đồn bót địch đóng, vận động binh lính góp đạn, lựu đạn và tổ chức cho binh lính đào, rã ngũ; tham gia che giấu, bảo vệ, bảo tồn lực lượng lãnh đạo của Đảng; tham gia vũ trang, đi dân công tải thương, tải đạn…

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, truyền thống “Đội quân tóc dài” năm xưa tiếp tục được các thế hệ phụ nữ phát huy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chị Nguyễn Thị Hồng Lương, Chánh văn phòng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, bày tỏ càng tự hào truyền thống của “Đội quân tóc dài” bản thân càng nhận thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị góp phần công sức nhỏ bé của mình thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nguyễn Tuyết

 

 

Tin xem nhiều