
Chúng tôi đến Đoàn C35 - B70 (Sân bay Biên Hòa) đúng vào dịp đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên giao: Bay biển xa (quần đảo Trường Sa). Những cơn mưa trái mùa không làm dịu đi cái nóng hầm hập của tiết trời vào hạ, báo hiệu một mùa ra quân huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu vất vả.
Chúng tôi đến Đoàn C35 - B70 (Sân bay Biên Hòa) đúng vào dịp đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên giao: Bay biển xa (quần đảo Trường Sa). Những cơn mưa trái mùa không làm dịu đi cái nóng hầm hập của tiết trời vào hạ, báo hiệu một mùa ra quân huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu vất vả.
ADVERTISEMENT
![]() |
Đ/c Đại tá Nguyễn Văn Thận - Đoàn trưởng C35 chúc mừng những phi công hoàn thành tốt nhiệm vụ bay biển xa trở về. |
Trao đổi với chúng tôi, sau chuyến bay biển, mặc dầu mồ hôi còn nhễ nhại, nhưng nụ cười luôn nở trên môi, Trung tá Trần Trọng Tuyến, Chủ nhiệm chính trị, cho biết: “Nhiệm vụ bay biển khó khăn hơn rất nhiều bởi vì quãng đường ra đảo Trường Sa là khá xa. Trời - biển cùng một màu xanh, nếu cảm giác của phi công không tốt sẽ dễ nhầm lẫn. Hơn nữa, bay ở đất liền có địa tiêu để quan sát, còn bay biển đòi hỏi người phi công phải có trình độ, sự dày dạn kinh nghiệm, bản lĩnh và lòng dũng cảm; nếu không sẽ dễ bị lạc đường". Để có chuyến bay an toàn như vậy, từ đội ngũ phi công, thợ máy và các đơn vị... phải vất vả chuẩn bị kỹ từ lý thuyết đến buồng tập. Thợ máy phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị mọi thứ. Chưa kể nhiệt độ ở đường cất, hạ cánh của sân bay vào buổi trưa có khi lên tới 45°C, nếu không rèn luyện, người bình thường khó có thể ngồi được dù chỉ 5 - 7 phút.
Trung tá Nguyễn Văn Thành, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn kỹ thuật hàng không, nhân lúc nghỉ giải lao giữa chuyến bay, tâm sự: "Nhìn bề ngoài cứ tưởng lính thợ sướng lắm, song chỉ có người trong cuộc mới thấy nỗi vất vả gian truân. Nhiều lúc vì nhiệm vụ, đội ngũ thợ máy phải thức suốt đêm để sửa chữa, kịp cho chuyến bay sớm mai. Mùa mưa còn đỡ, gặp mùa nắng nóng thì thật là vất vả, có hôm bay đến 15 giờ, về nhà bỏ ăn luôn vì quá mệt". Đến khu vực đài ra đa dẫn đường bay, nhìn lên màn hình hiện sóng, chừng khoảng 5 phút, chúng tôi không thể chịu nổi vì quá nóng do nhiệt độ trong xe đối không lúc đó khoảng 50°C. Trao đổi với Trung tá Nguyễn Văn Vinh, sĩ quan dẫn đường bay, cho biết: "Mặc dù nhiệt độ cao như vậy, nhưng kíp trực dẫn đường vẫn phải tỉnh táo, bình tĩnh, chính xác đến từng giây để hỗ trợ phi công; nếu lơ là 1 phút sẽ không hoàn thành nhiệm vụ". Được biết, Đoàn C35 đã hơn 10 năm giữ vững an toàn bay, là đơn vị dẫn đầu toàn quân chủng Phòng không không quân. 3 phi công: Nguyễn Văn Thận, Hoàng Quỳnh và Đào Quốc Kháng đã xử lý tốt tình huống khẩn cấp đưa máy bay về hạ cánh an toàn, được thăng quân hàm vượt cấp.
ADVERTISEMENT
Chia tay cán bộ, chiến sĩ Đoàn C35, chúng tôi vô cùng cảm phục trước nỗ lực "vượt lên chính mình" vì bình yên bầu trời, vùng biển, thềm lục địa, phía Nam Tổ quốc.
Nguyễn Viết Bính