Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, lực lượng vũ trang Đồng Nai đã tham gia đánh hàng ngàn trận lớn nhỏ, diệt và làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, gây cho chúng tổn thất khá nặng nề. Những chiến thắng mang đậm tính nghệ thuật quân sự Việt Nam đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta, một dân tộc biết đánh giặc và thắng giặc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, lực lượng vũ trang Đồng Nai đã tham gia đánh hàng ngàn trận lớn nhỏ, diệt và làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, gây cho chúng tổn thất khá nặng nề. Những chiến thắng mang đậm tính nghệ thuật quân sự Việt
Cuối năm 1946, sau những trận đánh vào các tuyến giao thông đường sắt của địch mang lại thắng lợi, trình độ tác chiến của Chi đội 10 đã được nâng lên. Từ đây, Chi đội 10 được giao nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động đánh giao thông địch để làm phá sản chủ trương bình định, "tách Nam bộ ra khỏi cuộc chiến tranh" của thực dân Pháp, góp phần hạn chế sự chi viện của quân Pháp cho chiến trường miền Trung và miền Bắc. Từ chủ trương này, Chi đội 10 đã tích cực chuẩn bị chiến trường và đánh một trận phục kích giao thông đường bộ long trời lở đất trên quốc lộ 20.
* Chuẩn bị chiến trường
Giữa năm 1947, Ban chỉ huy (BCH) Chi đội 10 nhận được thông tin tình báo quân Pháp sẽ tổ chức một cuộc hội nghị tại Đà Lạt để thảo luận việc thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại vào đầu tháng 3-1948. Tham gia hội nghị này, nhiều quan chức cấp cao của Pháp sẽ theo đoàn xe quân sự từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Do vậy, BCH Chi đội 10 quyết định đánh một trận phục kích trên quốc lộ 20 để tiêu diệt các quan chức cao cấp của địch, gây được tiếng vang lớn có lợi cho ta.
Sau thời gian điều nghiên, BCH Chi đội 10 quyết định chọn trận địa phục kích đánh địch trên quốc lộ 20, đoạn thuộc khu vực La Ngà. Trên quốc lộ 20, đoạn km101 là khu vực cầu La Ngà, km115 là thị trấn Định Quán. Tại những nơi này, quân Pháp đều bố trí một đồn lính canh giữ. Do vậy, để giành thắng lợi lớn trong trận này, BCH Chi đội 10 đã quyết định chọn trận địa phục kích tại km104.
Để chuẩn bị cho trận đánh, những tháng cuối năm 1947, Chi đội 10 đã gấp rút chuẩn bị lương thực, vũ khí, đạn dược, phân công cán bộ, bộ đội về các buôn làng đồng bào dân tộc vận động bà con góp từng lon gạo, trái bắp. Một bộ phận chiến sĩ Chi đội 10 tổ chức đánh bắt cá trên sông La Ngà phơi khô để dự trữ dài ngày. Lực lượng quân báo, trinh sát được phân công theo dõi nắm chắc quy luật hoạt động, đi lại của địch trên tuyến quốc lộ 20. Qua đó, ta biết được hàng tuần có 4 chuyến xe quân sự của Pháp qua lại trên đường. Trong đó có 2 chuyến đi từ Sài Gòn lên Đà Lạt vào thứ hai và thứ năm, 2 chuyến đi từ Đà Lạt về Sài Gòn vào thứ ba và thứ sáu. Mỗi chuyến có từ 40-70 xe, xe này cách xe kia khoảng 100m, xe quân sự xen kẽ với xe chở khách. Các đoàn xe đều có một đại đội bộ binh Pháp hộ tống, được trang bị các loại vũ khí mạnh và nhiều xe thiết giáp. Khi đoàn xe di chuyển thường có máy bay trinh sát đi kèm.
* Trận quyết chiến trên quốc lộ 20
Cuối tháng 12-1947, BCH Chi đội 10 quyết định chia trận địa phục kích thành 3 khu vực. Khu vực A (từ km111-113, gần thị trấn Định Quán) do đại đội B, quốc vệ đội và dân quân du kích huyện Xuân Lộc đảm trách, có nhiệm vụ khóa đầu đoàn xe, tiêu diệt bộ phận lính Pháp hộ tống mở đường và chặn đánh viện binh địch từ Định Quán xuống. Khu vực B (từ km107-111, đoạn giữa) do đại đội C và một bộ phận Liên quân 17 của Quân khu đảm trách, có nhiệm vụ chia cắt, tiêu diệt toàn bộ quân địch di chuyển trong khu vực. Khu vực C (từ km104-107, phía cầu La Ngà) được giao cho đại đội A đảm trách, có nhiệm vụ khóa đuôi, tiêu diệt địch và đánh quân tiếp viện từ đồn La Ngà lên. Cùng với việc bố trí trận địa phục kích, BCH Chi đội 10 đã cử một tổ đặc nhiệm xây dựng trận địa nghi binh cách phía đông quốc lộ 20 khoảng 4km nhằm đánh lạc hướng máy bay địch. Các lực lượng khác cùng một trung đội thuộc đại đội C được giao nhiệm vụ quấy rối, chặn đánh địch trên quốc lộ 1, đoạn từ Hố Nai đến ngã ba Dầu Giây, buộc đoàn xe của địch phải giảm tốc độ khi di chuyển. Mục đích nhằm cho đoàn xe địch đến trận địa phục kích vào tầm 15-16 giờ chiều, thời điểm có nhiều sương mù, để hạn chế tầm hoạt động của máy bay địch và lực lượng viện binh từ Biên Hòa lên. Toàn bộ lực lượng tham gia trận đánh được đặt dưới sự chỉ huy chung của Chi đội phó Nguyễn Văn Lung.
Cuối tháng 2-1948, BCH Chi đội 10 nhận được tin tình báo vào sáng 1-3-1948, đoàn xe quân sự địch, trong đó có nhiều quan chức cao cấp Pháp, sẽ xuất phát từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Do đó, trong đêm 26-2, 2 đại đội A và C thuộc Chi đội 10 cùng Liên quân 17 cấp tốc hành quân vượt hơn 80km đến vị trí tạm dừng chân gần trận địa phục kích để chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa. Chiều 28-2, Đại đội B của Chi đội 10 cùng Quốc vệ đội Xuân Lộc từ hướng đông vượt sông La Ngà và quốc lộ 20 cũng đã hành quân đến vị trí tập kết quy định và chiếm lĩnh, củng cố trận địa.
Đúng như tin tình báo của ta, sáng
Lúc 15 giờ 57 phút, trận đánh kết thúc, ta thiêu hủy 59 chiếc xe quân sự, bắt sống 200 tù binh, tiêu diệt tại chỗ 150 lính lê dương hộ tống, 25 sĩ quan chỉ huy, trong đó có đại tá De Saringé, chỉ huy bán lữ đoàn lê dương số 13, đại tá Paruist, Phó tham mưu trưởng thứ nhất quân viễn chinh Pháp ở Nam Đông Dương, thiếu tá chỉ huy khu Hóc Môn và đại úy trưởng phòng xe hơi Bộ tham mưu quân viễn chinh Pháp, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.
Trận đánh giao thông La Ngà đã gây chấn động dư luận ở trong và ngoài nước, khiến quốc hội Pháp chất vấn chính phủ về trận La Ngà. Viên đại tá Talles, chỉ huy trưởng khu vực Đồng Nai thượng phải tự tử. Riêng số tù binh và hành khách (gồm nhiều trí thức, doanh nghiệp Pháp) đi theo đoàn xe được ta thả ra, sau đó đã tuyên truyền rộng rãi về trận thắng lịch sử này cũng như cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Minh.
Đức Việt