Từ năm 1965, khi đưa quân viễn chinh Mỹ tham chiến tại miền Nam, Mỹ đã cho xây dựng ở Biên Hòa nhiều căn cứ quân sự, kho tàng lớn để phục vụ cho bộ máy chiến tranh xâm lược như: sân bay Biên Hòa, Nha Cảnh sát miền Đông, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Tổng kho hậu cần chiến lược Long Bình...
Từ năm 1965, khi đưa quân viễn chinh Mỹ tham chiến tại miền Nam, Mỹ đã cho xây dựng ở Biên Hòa nhiều căn cứ quân sự, kho tàng lớn để phục vụ cho bộ máy chiến tranh xâm lược như: sân bay Biên Hòa, Nha Cảnh sát miền Đông, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Tổng kho hậu cần chiến lược Long Bình... Nhưng ngay trên mảnh đất này, Mỹ-ngụy đã phải kinh hồn, bạt vía trước những trận đánh long trời, lở đất của quân dân Biên Hòa - Đồng Nai vào các cứ điểm của địch, làm phá sản toàn bộ ý đồ chiến lược và đẩy địch vào thế bị bao vây ngay tại hậu cứ.
* Dùng bom lép của địch đánh kho đạn địch
Cuối năm 1965, để chuẩn bị cho 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta, giành thế chủ động trên chiến trường, quân Mỹ đã mở hàng trăm cuộc hành quân càn quét trên khắp các tỉnh miền Đông Nam bộ nói chung và Biên Hòa, Long Khánh nói riêng, gây nhiều khó khăn cho lực lượng của ta.
Trước tình hình đó, theo chỉ đạo của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền, Tỉnh ủy Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh đã xác định nhiệm vụ và hạ quyết tâm "Tổ chức đánh Mỹ trong toàn quân, toàn dân, xây dựng thực lực cách mạng, nhất là lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc căn cứ, địa bàn, phát triển du kích chiến tranh, đặc biệt là tăng cường đánh phá vào các kho tàng của địch, phá hủy phương tiện chiến tranh và tiêu diệt bộ máy chỉ huy cao cấp của chúng...". Để thực hiện chủ trương này, cuối năm 1965, lực lượng đặc công U1 (Biên Hòa) được giao nhiệm vụ đột nhập vào tổng kho Long Bình, tiến hành điều nghiên, vẽ sơ đồ, lên phương án tác chiến để phục vụ cho trận đánh sắp tới.
Nói về trận đánh này, cố Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Công An (Hai Cà), người trực tiếp chỉ đạo tổ chức trận đánh lúc bấy giờ, cho biết trận đánh vào kho 50-53 Long Bình được chốt 2 đặc công U1 chuẩn bị khá công phu. Trong điều kiện còn thiếu thốn về vũ khí, trang bị, đặc biệt là vũ khí có sức công phá lớn, nhưng bằng ý chí chiến đấu dũng cảm, quyết tâm đánh Mỹ, bộ đội ta đã chủ động mày mò chế tạo vũ khí và thực hiện trận đánh thắng lợi vượt xa sự mong đợi. Nhắc lại chuyện tìm vũ khí, thuốc nổ để tổ chức trận đánh vào tổng kho Long Bình, ông Nguyễn Tấn Vàng, nguyên chốt trưởng chốt 2 đặc công U1, người trực tiếp thực hiện trận đánh, vẫn chưa hết bồi hồi cảm xúc. Ông kể lại: "Cao điểm 50-53 trong tổng kho Long Bình là nơi quân Mỹ chứa rất nhiều vũ khí và bom đạn các loại, được tổ chức canh phòng hết sức cẩn mật. Lúc nhận nhiệm vụ đánh vào tổng kho Long Bình, cấp trên hứa cung cấp cho chúng tôi 100kg thuốc nổ, nhưng vào giờ chót, thuốc nổ chuẩn bị cho trận đánh vẫn chưa được giao đủ. Không biết phải chờ đợi bao lâu mà ngày "G" của trận đánh đã gần kề, nên chúng tôi chia nhau đi tìm bom lép của địch đem về cưa lấy thuốc làm trái để đánh và phải tự chế tạo đồng hồ hẹn giờ để kích nổ các khối thuốc nổ đã đặt tại các mục tiêu. Công việc này đối với chúng tôi thật vô cùng khó khăn, vì bấy giờ chưa ai có kinh nghiệm tự tạo thuốc nổ và đồng hồ hẹn giờ để phục vụ cho trận đánh. Trong thế bí, tôi được anh Tám Long, cán bộ quân báo của U1 mách cho cách làm đồng hồ hẹn giờ. Dù không được cụ thể lắm, nhưng qua mô tả của anh Tám Long, tôi cùng anh em trong tổ cũng đã hình dung được một số nguyên lý cơ bản của chiếc đồng hồ hẹn giờ được cải tiến từ chiếc đồng hồ đeo tay và mày mò thực hiện xong chiếc đồng hồ hẹn giờ tự chế theo kiểu "cây nhà lá vườn". Sau nhiều lần đem chiếc đồng hồ kích nổ thử nghiệm tại các con suối, khắc phục những khiếm khuyết, chúng tôi mừng rơn vì đã thành công ngoài mong đợi...".
* Tiếng nổ sau hoàng hôn
Sáng 16-10-1966, chốt 2 đặc công U1 do đồng chí Nguyễn Tấn Vàng phụ trách nhận lệnh tổ chức lực lượng hành quân đánh vào tổng kho Long Bình. Cần phải nói thêm, tổng kho Long Bình lúc ấy đang có 2 lữ đoàn công binh Mỹ túc trực xây dựng công trình kho tàng và khá đông lực lượng bảo vệ ngày đêm với nhiều cụm, chốt cố định, có chó Béc-giê canh gác, tuần tiễu. Từ ngoài vào trong kho phải qua 9 lớp hàng rào kẽm gai bùng nhùng. Dưới chân rào, quân Mỹ còn chôn mìn Zip và mìn con cóc M16A3. Dọc theo trục đường vành đai tổng kho, cứ 50m có một bóng đèn cao áp sáng rực. Bên trong khu nhà kho, Mỹ còn trang bị ống nhòm hồng ngoại và dây thu tiếng động. Phía ngoài cùng vành đai kho, lực lượng của lữ đoàn dù 173 Mỹ còn chia thành nhiều phân đội nhỏ làm nhiệm vụ canh gác, cảnh giới từ xa. Với lối canh phòng này, địch nghĩ đây là nơi bất khả xâm phạm.
Ngày
Vừa hành quân vừa bám địch, đến 16 giờ ngày 28-10-1966, lực lượng tham gia trận đánh đã tiếp cận cách mục tiêu 50m. Lúc này, trinh sát Bùi Văn Hòa (người đã từng có thời gian gần nửa năm ra vào tổng kho Long Bình để trinh sát, điều nghiên, vẽ sơ đồ phục vụ cho trận đánh) nhận nhiệm vụ dẫn đường đã khéo léo luồn qua các hàng rào, các chốt kiểm soát để đưa đơn vị tiếp cận mục tiêu một cách an toàn. Đến 17 giờ 30 cùng ngày, cả tổ đánh đã đột nhập vào trong kho, triển khai xong đội hình chiến đấu và hồi hộp chờ đợi từng giây phút đi qua. Khi trời vừa sụp tối, lợi dụng lúc quân địch thiếu cảnh giác, đồng chí Nguyễn Tấn Vàng ra lệnh cho đồng đội hành động. Ôm lấy khối thuốc nổ đồng chí Hòa đưa, đồng chí Vàng nín thở, nghiêng mình câu nối từng sợi dây điện vào các kíp nổ trong sự hồi hộp đến tột cùng. Thấy phương án trận đánh diễn ra đúng theo kế hoạch, đồng chí Vàng nhanh chóng thực hiện đánh theo cách "bỏ 2 kho đánh 1 kho". Khi đặt trái đến kho thứ 2 thì có một chốt lớn của địch ở phía đông, cách tổ đánh khoảng 60m, không biết phát hiện điều gì đã bắn đạn dữ dội. Mặc cho tiếng súng của địch, đồng chí Nguyễn Tấn Vàng vẫn bình tĩnh đặt đến trái nổ thứ 4 và ra lệnh cho đồng đội luồn dưới tầm đạn địch rút ra cửa mở an toàn. Khi ra khỏi khu vực nguy hiểm đã xa, tổ đánh tổng kho đứng lại hồi hộp nhìn về hướng súng nổ và chờ đợi. Thời gian thấm thoắt trôi qua..., rồi từ tổng kho Long Bình, một ánh chớp lóe lên cùng với tiếng nổ xé trời, mặt đất rung chuyển mạnh dưới chân họ. Lúc ấy khoảng 20 giờ ngày
Theo nhiều tài liệu để lại, trong trận đánh này đặc công U1 Biên Hòa đã phá hủy khoảng 250 tấn bom, đạn các loại; diệt 250 tên lính Mỹ cùng nhiều kho tàng phương tiện chiến tranh. Trận đánh của đặc công U1 và quân dân Biên Hòa đã giáng một đòn choáng váng vào quân xâm lược Mỹ, làm đảo lộn ý đồ chiến lược của địch, làm nức lòng quân dân cả nước và được Bác Hồ gởi thư khen ngợi.
Đức Việt