Bên trong căn phòng khá khiêm tốn ở tầng 3 Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (thuộc Sở Y tế), có một người phụ nữ độ 50 tuổi khoác chiếc áo blue trắng đang chăm chú xem các tài liệu để trên bàn làm việc. Thấy tôi vừa bước vào, bà đã dò hỏi rất nhiệt tình: "Em đã thử máu chưa? Còn trẻ mà sao bất cẩn quá vậy...".
Bên trong căn phòng khá khiêm tốn ở tầng 3 Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (thuộc Sở Y tế), có một người phụ nữ độ 50 tuổi khoác chiếc áo blue trắng đang chăm chú xem các tài liệu để trên bàn làm việc. Thấy tôi vừa bước vào, bà đã dò hỏi rất nhiệt tình: "Em đã thử máu chưa? Còn trẻ mà sao bất cẩn quá vậy...".
* Sống là để sẻ chia...
Sau phút ngỡ ngàng của người đối diện, như hiểu ra có gì đó nhầm lẫn nên bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa giám sát thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS liền cười xã giao và xin lỗi tôi. Gắn bó 11 năm với công việc phòng, chống HIV/AIDS, bà và những cộng sự là cứu cánh của rất nhiều người khi mới hay tin mình bị nhiễm HIV. Nhìn lại chặng đường đã qua, bà cho biết: "Thú thật, lúc đầu tôi đến với công việc này chỉ vì mưu sinh. Nhưng khi dấn thân vào làm mới thấy gắn bó và tôi tự nhủ mình phải là chiếc cầu nối giữa những người HIV với cộng đồng".
Điều khiến bác sĩ Hà trăn trở nhất là tâm lý kỳ thị đối với những người bị nhiễm HIV vẫn còn ở nhiều người trong xã hội hiện nay. Điều này khiến cho công tác điều trị, tư vấn gặp rất nhiều khó khăn. Bác sĩ Hà tâm sự: "Nhiều người đến gặp chúng tôi với tâm trạng rất hoang mang và mặc cảm. Khi tôi dò hỏi thì phần lớn họ đều trả lời, nếu những người xung quanh biết họ bị HIV thì sẽ xa lánh, đối xử ghẻ lạnh nên họ cảm thấy rất tự ti".
Đến với công việc nhạy cảm này từ rất lâu, không ít lần chính bác sĩ Hà và gia đình gặp phen hú vía vì bị kim dính máu của người bệnh đâm vào tay. Gần nhất là vào năm 2004, lúc ấy bà đang mang thai đứa con gái út được 7 tháng. Khi đó, bà rất băn khoăn nhưng cũng cố gắng tự trấn an mình bằng vốn kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm trong nghề. Qua theo dõi mẫu máu của người đó và biết họ âm tính với HIV, bà nhẹ nhõm cả người. Tuy nhiên, trong lần gặp chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới về Đồng Nai công tác, bà đã trao đổi sự việc xảy ra với mình với ông Dominic Richart và ông này khuyên bà nên uống thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm để loại trừ khả năng người được lấy mẫu máu đang ở thời kỳ cửa sổ (ủ bệnh 3 tháng đầu khó phát hiện HIV). Nhưng với bà lúc ấy, việc dùng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị HIV trong giai đoạn mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhớ lại giai đoạn khó khăn ấy, bà không khỏi xúc động: "Lúc ấy, gia đình tôi rất lo lắng, họ khuyên tôi nên chuyển sang công việc khác để được an toàn. Nhưng mỗi lúc thấy người nhiễm HIV tuyệt vọng, bế tắc mà mình không giúp thì ác quá. Bởi vậy, tôi cứ làm và gắn bó với việc này suốt hơn chục năm trời với biết bao tâm niệm luôn ấp ủ...". Điều bác sĩ Hà luôn ấp ủ ấy là xã hội sẽ không còn kỳ thị đối với những người nhiễm HIV. Bà còn đưa ra lời khuyên đối với các bà mẹ chuẩn bị mang thai, đang có thai nên đi xét nghiệm HIV. Bởi, quá trình xét nghiệm nếu phát hiện người mẹ bị nhiễm bệnh thì các bác sĩ sẽ tư vấn và cho uống thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với kết quả đạt trên 95% .
Tôi bước xuống cầu thang tầng 2 và bước vào căn phòng nhỏ nơi bác sĩ Đào Thị Cẩm Tú, Trưởng phòng điều trị bệnh nhân HIV/AIDS đang làm việc. Đưa tay chỉnh lại cặp kính cận dày cộm, bác sĩ Tú cho biết: "Mình sống là để sẻ chia nên từ lâu rồi cũng chẳng màng đến việc ai đó biết đến mình. Tôi chỉ mong tỷ lệ người nhiễm HIV ngày càng ít và cộng đồng đừng đối xử ghẻ lạnh với họ".
* ...Và không mong gì nhận lại
Theo lời của bác sĩ Tú, tôi biết thêm về trường hợp của những cặp vợ chồng mà 1 trong 2 người đã biết kết quả dương tính với HIV. Khi đến đây xét nghiệm họ rất sợ và cầu nguyện rất nhiều. Lúc các bác sĩ thông báo kết quả người vợ (hoặc chồng) âm tính với HIV, họ mừng khôn xiết và ôm nhau khóc nức nở. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Tư vấn viên Nguyễn Thị Thanh Nữ tỏ vẻ tiếc nuối khi kể cho tôi nghe về trường hợp của nhiều bạn trẻ tìm đến đây xét nghiệm trước khi kết hôn: "Có nhiều cô gái còn rất trẻ nhưng đã có quan hệ trước hôn nhân. Đến khi họ muốn kết hôn với người khác và tìm đến đây xét nghiệm mới biết mình bị HIV. Vậy là họ không thể tiến đến hôn nhân vì bị người kia bỏ rơi". Nhưng điều may mắn còn sót lại với họ, khi vẫn có những người tình nguyện làm bạn đời với người bị HIV. Do đó, họ tìm đến bác sĩ Hà, bác sĩ Tú và chị Nữ,... để mong được hỗ trợ, tư vấn cách bảo vệ sức khỏe cho mình và những người thân.
Điều dưỡng Nguyễn Hữu Phước đang khám bệnh và kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân AIDS tại Bệnh viện da liễu Đồng Nai. Ảnh: T.MINH |
Rời Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, tôi đến Bệnh viện da liễu Đồng Nai để tìm hiểu về những người chăm sóc trực tiếp cho 22 bệnh nhân đang ở bờ vực cái chết vì AIDS. Khoa AIDS nằm biệt lập phía sau bệnh viện với 8 phòng, chia làm 2 gian: Khu vực dành cho phạm nhân AIDS và khu vực bệnh nhân nhiễm AIDS. Vừa bước chân vào "lãnh địa chết chóc", điều dưỡng Nguyễn Hữu Phước liền nhắc nhở khách phải cẩn thận kẻo bị nhiễm lao. Theo chân anh, tôi bước vào căn phòng nhỏ vương mùi bệnh tật, nơi có người phụ nữ trên 30 tuổi nằm lim dim đôi mắt với hơi thở yếu ớt. Thao tác chuyên nghiệp, Phước bước đến sát bên người phụ nữ nhiễm AIDS để kiểm tra huyết áp và tiêm thuốc cho chị. Sau đó, anh lại đến bên một người đàn ông đang nằm bất động trên giường ở phòng gần đó. Anh nhìn tôi nheo mắt rồi khẽ lắc đầu: "Lát nữa tôi phải tranh thủ thay băng vết thương cho họ. Mấy người bị AIDS thời kỳ cuối hay lở loét, vết thương khó lành lắm".
Theo lời của Phước, lúc mới làm việc tại khoa AIDS, anh cũng có cảm giác e dè và lo lắng. Qua nhiều ngày tiếp xúc với người bệnh, nghe họ tâm sự nỗi lòng, anh lại thấy cắn rứt và tự nhủ mình phải cố gắng làm tốt công việc để kéo dài sự sống cho họ. Điều dưỡng Phước tâm sự: "Nhiều hôm đi kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân thấy họ vẫn nói chuyện bình thường, nhưng chỉ vài giờ sau thì hay tin họ ra đi. Lúc ấy, lòng tôi lại thấy buồn và xót xa...". Những bệnh nhân ở đây họ biết rõ sự tồn tại của mình trên cõi đời còn rất hạn hẹp nên không ít người có thái độ buông xuôi, không muốn những người như Phước chữa trị cho họ. Phước xót xa: "Nhìn thấy cảnh ấy ít ai cầm lòng được lắm. Họ cứ lặng lẽ nhìn lên trần nhà và để nước mắt chảy tràn xuống mặt. Vết lở loét thì cứ chảy dịch, chúng thay nhau xâu xé thân thể họ. Biết là sẽ chết nên họ không muốn tôi vệ sinh vết thương, phải khuyên nhủ và động viên mãi họ mới chịu để tôi khám bệnh".
Rời bệnh viện da liễu, tôi ra về lặng lẽ nhưng mang theo niềm tin vào cuộc sống, bởi cuộc đời vẫn còn có những con người sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để kéo dài sự sống cho người khác...
Kể từ ca phát hiện HIV đầu tiên tại Đồng Nai vào năm 1993, tính đến tháng 12-2010, Đồng Nai có 5.532 người bị nhiễm HIV, trong đó nam giới chiếm 81,51% và nữ chiếm 18,49%. Trong 4 tháng đầu năm 2011, Đồng Nai phát hiện 134 người bị nhiễm HIV, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Từ trường hợp đầu tiên bị phát hiện nhiễm HIV trên thế giới năm 1981, đến nay vẫn chưa có thuốc trị dứt điểm căn bệnh này. Tại Việt
Tùng Minh