Báo Đồng Nai điện tử
En

Chính phủ Hoa Kỳ phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam

11:05, 09/05/2005

Không có nhiều thời gian, chỉ ghé thăm Đồng Nai một thời gian ngắn, nhưng người phụ nữ Hoa Kỳ có cái tên MERLE RATNER ấy đã để lại ấn tượng khá đặc biệt cho những ai có dịp tiếp xúc với chị. Chị không chỉ là nhà hoạt động xã hội mà còn là nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Trường New York - nơi chị là đồng chủ tịch Hội đồng giám đốc nghiên cứu chủ nghĩa Mác.

Chị Merle Ratner .

 Không có nhiều thời gian, chỉ ghé thăm Đồng Nai một thời gian ngắn, nhưng người phụ nữ Hoa Kỳ có cái tên MERLE RATNER ấy đã để lại ấn tượng khá đặc biệt cho những ai có dịp tiếp xúc với chị. Chị không chỉ là nhà hoạt động xã hội mà còn là nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Trường New York - nơi chị là đồng chủ tịch Hội đồng giám đốc nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Chị khoe chị mới có cuộc gặp với bác Giáp (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) tại TP. Hồ Chí Minh và chị chuẩn bị bay ra Hà Nội để tiếp tục thu thập thông tin cho vụ kiện của Hội nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam với các công ty sản xuất hóa chất Hoa Kỳ. Chúng tôi đã tranh thủ có dịp trao đổi cùng chị.

 * Xin chào Merle, trông chị còn rất trẻ để có thể nghĩ rằng cách nay hơn 30 năm, chị đã từng tham gia phong trào sinh viên Mỹ xuống đường biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam?

- Lúc đó tôi chỉ mới 13 tuổi thôi, đi theo các sinh viên xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam .

* Nhưng còn nhỏ quá thì làm sao mà ý thức được chuyện mình dấn thân như vậy đúng hay là không?

- Tôi đã đọc nhiều sách, báo viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh của nhân dân Việt Nam, cả tướng Võ Nguyên Giáp nữa, cùng nhiều nhà lãnh đạo khác. Tôi ngưỡng mộ "Uncle Hồ" (Bác Hồ) của các bạn lắm. Điều đó đã khiến tôi nghĩ phải có hành động gì đó để biểu lộ tình cảm của mình ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam . Thế là tham gia biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam ... Rồi từ đó đến giờ, công việc cứ cuốn tôi đi vào các hoạt động xã hội như vậy.

* Nghe đâu chị đã qua Việt Nam học về Chủ nghĩa Mác?

- Công việc của tôi là vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy chủ nghĩa Mác ở Trường New York . Tôi cũng là đồng Chủ tịch Hội đồng giám đốc nghiên cứu chủ nghĩa Mác của trường. Tôi đã sang Việt Nam 7 lần, trong đó có lần theo học 3 tháng về nghiên cứu chủ nghĩa Mác tại Hà Nội.

* Chị thấy sinh viên thế giới nói chung và ở Mỹ nói riêng nghiên cứu về chủ nghĩa Mác như thế nào?

- Trường chúng tôi thường xuyên có hàng ngàn sinh viên nghiên cứu môn học này.

* Chị quan tâm điều gì ở Việt Nam ?

- Tôi cũng đã hỏi nhiều vị lãnh đạo về phương thức giảng dạy, giáo dục chủ nghĩa Mác cho thanh niên Việt Nam ra sao. Đây thực sự là vấn đề quan tâm của tôi vì việc tìm ra một cách giảng dạy, nghiên cứu, giáo dục thanh niên về chủ nghĩa Mác sao cho có hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng trong tình hình hiện nay.

* Xin hỏi một câu riêng tư, chị gặp TS. Ngô Thanh Nhàn ở đâu và hai người đã nên duyên?

- Anh Nhàn và tôi gặp nhau trong thời kỳ sinh viên Hoa Kỳ xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam . Lúc đó anh là du học sinh ở Hoa Kỳ.

* Với tư cách là thành viên của Ban tổ chức cuộc vận động trách nhiệm và cứu trợ nạn nhân da cam (VAORRC), chị nhận định thế nào về vụ kiện của Hội nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam với các công ty hóa chất Hoa Kỳ?

- Tôi hy vọng  vụ kiện này sẽ dành được thắng lợi mặc dù chúng ta cũng còn nhiều việc phải làm. Tôi nghĩ chính phủ Hoa Kỳ phải bồi thường cho nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam .

*  Xin cảm ơn chị rất nhiều về cuộc trao đổi này.

Kim Loan (Thực hiện)

Tin xem nhiều