Bắt đầu từ ngày 10-12-2009, Nghị định số 88/NĐCP của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất (viết tắt là QSDĐ-SHN) bắt đầu có hiệu lực. Dịp này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Cảnh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục đất đai (Sở Tài nguyên - môi trường)...
Bắt đầu từ ngày
* Một giấy chứng nhận cho chủ quyền nhà và đất
* Phóng viên: Xin ông cho biết một số điểm mới của Nghị định 88?
- Ông Nguyễn Cảnh Tiến: Nghị định 88 có một số điểm mới, tiện lợi cho người dân so với trước đây, đó là việc thực hiện thống nhất chỉ cấp một giấy chứng nhận cho QSDĐ và SHN... Đặc biệt, việc cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ thực hiện nếu người đề nghị cấp giấy có yêu cầu. Riêng trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản tại cùng một xã, phường, thị trấn, mà có yêu cầu thì sẽ được cấp một giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó; đồng thời, người dân chỉ phải làm thủ tục một lần tại một cơ quan cho cả đất và tài sản...
* Cụ thể, nơi nhận hồ sơ, trả kết quả cho người sử dụng đất và thời gian cấp giấy chứng nhận được quy định tại Nghị định này như thế nào, thưa ông?
- Nơi nhận hồ sơ cũng là nơi trả kết quả cho người sử dụng đất. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 12, Nghị định 88, thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ được quy định như sau: Cấp giấy chứng nhận lần đầu (50 ngày); cấp lại, bổ sung (30 ngày); cấp đổi (20 ngày); đăng ký biến động (15 ngày); trường hợp đăng ký biến động phải cấp giấy thì thời gian không quá 30 ngày. Thời gian cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian công bố công khai, ngày nghỉ, lễ.
* Nhà ở nông thôn không có giấy phép xây dựng sẽ được xử lý ra sao?
* Thực tế hiện nay, nhà ở nông thôn hầu như không có giấy phép xây dựng. Xin ông cho biết, khi làm giấy chủ quyền cho nhà xây dựng ở nông thôn trước khi Nghị định 88 có hiệu lực cần đảm bảo điều kiện gì? Nhà vi phạm xây dựng có được cấp giấy chứng nhận không?
- Trường hợp nhà ở nông thôn không có giấy phép xây dựng thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 1-7-2006; nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch; hoặc phải phù hợp với quy hoạch. Trường hợp nhà xây dựng từ
Đối với nhà ở vi phạm xây dựng mà UBND xã, phường, thị trấn lập biên bản vi phạm xây dựng tại thời điểm sau khi đã có công bố các quy hoạch thì không được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
* Xin ông cho biết thêm về những hồ sơ đã tiếp nhận trước khi Nghị định 88 có hiệu lực thì giải quyết như thế nào? Những giấy chứng nhận quyền sử dụng trước đây có còn hiệu lực không và có cần phải đổi lại không?
- Tại Khoản 2, Điều 29 của Nghị định này có quy định: Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị pháp lý và được cấp đổi sang giấy chứng nhận khi có yêu cầu.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đã nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được cấp, thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ chuyển giao hồ sơ cho cơ quan tài nguyên và môi trường để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định 88.
* Xin cảm ơn ông!
Ngọc Thư (thực hiện)