Đó là quy định tại Nghị định 81/2009/NĐ-CP ngày 12-10-2009 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17-8-2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp".
Đó là quy định tại Nghị định 81/2009/NĐ-CP ngày 12-10-2009 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17-8-2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp". Để hiểu rõ thêm về nghị định này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN NGỌC THÀNH, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên điện lực Đồng Nai.
* Phóng viên: Xin ông cho biết những quy định bổ sung về bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA) quy định tại Nghị định 81/2009/NĐ-CP.
- Ông Nguyễn Ngọc Thành: Chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong HLATLĐCA do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường hỗ trợ được thực hiện một lần. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh quy định nhưng không lớn hơn 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong HLATLĐCA.
* Trong trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường thì giải quyết như thế nào, thưa ông?
- Riêng những trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt không đủ điều kiện bồi thường về đất thì UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
* Nhiều người cho rằng mức bồi thường tối đa là 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt trên diện tích nằm trong HLATLĐCA là thấp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Thông thường người được bồi thường luôn xem mức bồi thường là thấp, do đó mức bồi thường tối đa 70% được xem là cao hoặc thấp thì tùy theo từng đối tượng. Việc Chính phủ đưa ra mức 70% là đã có sự tham khảo ý kiến của nhiều thành phần và đã cân nhắc đến sự hài hòa giữa quyền lợi của người dân và các đơn vị đầu tư lưới điện, ngành điện để đảm bảo việc xây dựng lưới điện phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội.
* Vậy việc triển khai thực hiện Nghị định 81/2009 trên địa bàn Đồng Nai đã thực hiện như thế nào, có gặp những khó khăn vướng mắc gì không?
- Hiện Công ty TNHH MTV điện lực Đồng Nai đã triển khai đến các đơn vị trực thuộc thực hiện Nghị định 81/2009/NĐ-CP. Cụ thể, đối với các công trình điện khi đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt mặt bằng xây dựng, công ty đều tiến hành phối hợp với địa phương tổ chức thông báo rộng rãi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng nằm trong hành lang an toàn lưới điện biết để tránh việc tiếp tục xây dựng công trình vi phạm HLATLĐCA; thực hiện tối đa các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhà ở, công trình vi phạm HLATLĐCA.
Nghị định này đã có hiệu lực thi hành từ ngày
* Xin cám ơn ông!
Kim Liễu