Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) LƯƠNG LÊ PHƯƠNG về Đồng Nai ký thỏa thuận triển khai mô hình thực hành nông nghiệp tốt. Phóng viên Báo Đồng Nai đã phỏng vấn Thứ trưởng về vấn đề sản xuất nông nghiệp và đầu ra cho sản phẩm.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) LƯƠNG LÊ PHƯƠNG về Đồng Nai ký thỏa thuận triển khai mô hình thực hành nông nghiệp tốt. Phóng viên Báo Đồng Nai đã phỏng vấn Thứ trưởng về vấn đề sản xuất nông nghiệp và đầu ra cho sản phẩm.
* Phóng viên: Đồng Nai khá tích cực trong triển khai các mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), song hiệu quả không cao. Sở dĩ nông dân chưa mặn mà là do chi phí đầu vào cao, nhưng giá bán ra cũng như sản phẩm kém chất lượng. Theo ông, phải làm gì để sản phẩm sạch chiếm lĩnh được thị trường?
- Ông Lương Lê Phương: Đây là tình trạng chung của cả nước chứ không riêng gì Đồng Nai. Do đó, bên cạnh việc hướng dẫn nông dân thực hành nông nghiệp tốt trên các loại cây trồng, vật nuôi, các tỉnh, thành nên chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người tiêu dùng (NTD) chỉ dùng những sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc và tẩy chay các sản phẩm kém an toàn, không rõ nguồn gốc. Nếu công tác tuyên truyền thực hiện tốt, sẽ dần hình thành thói quen cho NTD chỉ sử dụng các sản phẩm sạch. Để sản phẩm sạch chiếm lĩnh được thị trường, thời gian đầu người sản xuất theo mô hình GAP đương nhiên phải chịu thiệt thòi. Song, đến khi sản phẩm sạch được NTD tin tưởng lựa chọn, đầu ra sẽ rất thuận lợi và con đường xuất khẩu cũng rộng mở hơn.
* Vừa qua, trước "bão giá" của thức ăn chăn nuôi, đa số các trang trại đều thua lỗ. Đồng Nai chăn nuôi trang trại chiếm hơn 60% nên ảnh hưởng rất lớn. Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT có biện pháp gì hỗ trợ nông dân?
- Hiện Bộ đã có kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi để các công ty giảm giá bán. Còn về lâu dài, Bộ chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu để bớt nhập khẩu. Tuy nhiên, muốn chăn nuôi ổn định, có lời, người chăn nuôi phải liên kết lại tạo thành hiệp hội chăn nuôi và có sự liên kết từ trang trại đến bàn ăn. Như vậy, khi phát hiện các nhà máy sản xuất cám cố ý đẩy giá lên cao để kiếm lời nhiều thì đại diện hiệp hội sẽ đứng ra thương lượng. Ngoài ra, liên kết còn giúp người chăn nuôi tránh được cạnh tranh về giá cả và không bị thương lái ép giá. Bên cạnh đó, các địa phương phải gần dân để kịp thời phát hiện những khó khăn có hướng hỗ trợ. Trường hợp những khó khăn vượt khỏi khả năng, thẩm quyền của địa phương nhanh chóng kiến nghị lên trên có điều chỉnh cho phù hợp.
* Xin cảm ơn ông!
Hương Giang (THỰC HIÊN)