Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Để hiểu đúng những quy định này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch gia đình tỉnh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Để hiểu đúng những quy định này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch gia đình tỉnh.
* Khi Nghị định 20/2010/NĐ-CP được ban hành, mọi người lại có những cách hiểu khác nhau về các trường hợp được sinh con thứ ba. Vậy vấn đề này được hiểu như thế nào?
- Đúng là trong Nghị định 20 có quy định cụ thể 7 trường hợp sinh con thứ ba mà không vi phạm "quy định sinh 1 hoặc 2 con". Đó là các trường hợp: Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10 ngàn người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch - đầu tư; cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh 3 con trở lên; cặp vợ chồng đã có 1 con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh 2 con trở lên; cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có 1 con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có 2 con đẻ nhưng một hoặc cả 2 con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền (được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận); cặp vợ chồng mà một hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng một lần sinh (quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có 2 con chung trở lên và hiện còn đang sống); phụ nữ chưa kết hôn sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng một lần sinh.
Tuy nhiên, một số thông tin được suy diễn sai, dẫn đến hiểu sai tinh thần của Nghị định này. Chẳng hạn như tại khoản 2, điều 2 của Nghị định (còn gọi là nhóm đối tượng thứ 2 được coi là "không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con") quy định những cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh 3 trở lên, hiểu theo đúng nghĩa của văn bản là "không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con", chứ không phải họ được sinh tiếp lần thứ hai.
* Trong 7 trường hợp được điều chỉnh lần này, có trường hợp những dân tộc có số dân dưới 10 ngàn người thì được phép sinh con thứ ba. Vậy trên địa bàn Đồng Nai, có dân tộc nào thuộc diện này hay không, thưa ông?
- Theo quy định, đó là các dân tộc như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu, Ngái và Brâu. Tỷ lệ phát triển dân số của những dân tộc này trong cả nước đang giảm mạnh, hầu hết là dưới 10 ngàn người, có dân tộc chỉ còn 5 ngàn người. Vì thế họ được khuyến khích sinh thêm con để duy trì dân tộc mình. Trên địa bàn Đồng Nai có 31 dân tộc anh em chung sống, trong đó có dân tộc Ngái. Theo số liệu từ Ban Dân tộc, trên địa bàn Đồng Nai chỉ có 11 hộ đồng bào người Ngái sống rải rác tại các huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom và TP. Biên Hòa với khoảng 43 nhân khẩu. Đây là dân tộc duy nhất ở Đồng Nai mà các cặp vợ chồng được phép sinh con thứ ba.
* Thưa ông, ý nghĩa của việc quy định trên là gì và vì sao lại có sự điều chỉnh này?
- Theo đánh giá của Bộ Y tế, công tác dân số hiện nay đang trở nên cấp bách bởi tỷ lệ sinh tăng. Kết quả thực hiện các biện pháp chính để giảm sinh là triệt sản, đặt vòng đạt thấp và tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giới tính đã đến mức báo động. Nếu tỷ suất giới tính khi sinh vẫn giữ ở mức 112 bé trai trên 100 bé gái như hiện nay thì đến năm 2030, ước tính Việt
* Xin cảm ơn ông!
Phương Liễu (THỰC HIÊN)