Báo Đồng Nai điện tử
En

Chìa khóa vào tương lai của Đông Nam bộ là vấn đề văn hóa

10:04, 27/04/2010

Nhiều năm nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, Giáo sư - viện sĩ - tiến sĩ khoa học (GS-TS KH) Trần Ngọc Thêm là một trong những tên tuổi hàng đầu của Việt Nam trong ngành khoa học này. Ông đã dành cho Trang Miền Đông cuộc trò chuyện về những vấn đề văn hóa của vùng.

GS-TS KH Trần Ngọc Thêm
Nhiều năm nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, Giáo sư - viện sĩ - tiến sĩ khoa học (GS-TS KH) Trần Ngọc Thêm là một trong những tên tuổi hàng đầu của Việt Nam trong ngành khoa học này. Ông đã dành cho Trang Miền Đông cuộc trò chuyện về những vấn đề văn hóa của vùng.
 

- GS-TS KH Trần Ngọc Thêm: Trên đất nước ta hiện nay, nhiều nơi đã và đang công nghiệp hóa, nhưng thành công nhất chính là Đông Nam bộ (ĐNB), thể hiện rõ nhất ở sự đi lên nhanh chóng về kinh tế. ĐNB có một nền công nghiệp dầu khí đóng góp cho cả nước, có những địa phương công nghiệp hàng đầu như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...

 

* Từ góc độ văn hóa, giáo sư có thể lý giải vì sao ĐNB  lại đạt những thành công như vậy?

 

- Thiên nhiên miền Đông vốn đã thích hợp cho phát triển công nghiệp hơn là nông nghiêp. Ngay trong nông nghiệp thì ĐNB cũng mạnh về cây công nghiệp.

 

về nguồn gốc văn hóa của thành công thì theo tôi, có nhiều yếu tố. Thứ nhất là tư duy quản trị. Điều này, ĐNB thuận lợi nhất trong cả nước. Nguồn gốc xa xưa, người Việt Nam rất âm tính, rất "nông nghiệp", nhưng khi đến vùng đất mới này, thì dương tính hơn rất nhiều. Vì sao? vì từ miền ngoài, vào được đến đây, phải là những người mạnh mẽ, bản lĩnh. Thêm vào đó, Nam bộ là vùng đất liên quan đến chiến tranh. Người Việt Nam có chất văn rất mạnh, các tướng lĩnh thành công trên lĩnh vực quân sự, cũng là những người giỏi về văn. Văn, theo nghĩa rộng tức là văn hóa, là phẩm chất, là tư duy. Như vậy về nguồn gốc, người Nam bộ là dương tính nhất trong số những người Việt Nam âm tính. Họ vào mảnh đất này, lại gặp một giai đoạn dài người phương Tây có ảnh hưởng đến đây. Ta biết, văn hóa phương Tây là văn hóa dương tính, rất giỏi quản trị. Tiếp sau đó là ảnh hưởng của Mỹ, vẫn là văn hóa phương Tây. Chất dương, chất quản lý ở vùng này, vì thế luôn phát triển. Sau 1975, khi tiếp quản vùng đất này, phải thừa nhận rằng con người công chức, văn hóa công sở ở đây rất tốt.

 

Văn hóa công nghiệp cũng đòi hỏi tầm nhìn rộng, ĐNB có điều này. Đó là khởi nguồn cho đổi mới.

 

* Nhưng cũng từ góc độ văn hóa, có thể nhận thấy mặt trái của phát triển. Vấn đề đặt ra cho miền ĐNB hiện nay là gì thưa giáo sư?

 

Trong tiến trình phát triển, người miền Đông vẫn luôn nỗ lực để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. (Trong ảnh: Lễ hội  thơ nguyên tiêu ở Văn miếu Trấn Biên).

- Thật ra thì, kinh tế phát triển thường kéo theo nhiều hệ lụy khác. Ví dụ, quản trị đô thị hiện nay, mạng lưới giao thông hiện nay cực kỳ yếu. Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, suốt hàng chục năm nay, không lúc nào là không mở đường cả. Đấy chính là biểu hiện của tư duy tiểu nông. Năm nay anh thấy nó chật, anh mở thêm ra một tí, chưa xong thì lại chật tiếp rồi. Không nhìn thấy, không dự báo được sự phát triển, là một điểm yếu.

 

Những năm 60, đất nước Hàn Quốc cực kỳ khó khăn, Tổng thống đương thời làm cái việc là cho lính đánh thuê cho Mỹ, toàn bộ số tiền đó được sử dụng làm xa lộ Seoul cực kỳ rộng. Bấy giờ, từ dân chúng, trí thức cho đến những nhà lãnh đạo đều phản đối. Nhưng đến nay, xa lộ Seoul vẫn chưa lạc hậu.

 

Yếu tố nhân lực cũng đang là vấn đề của ĐNB. Nhân lực tại chỗ và nhân lực ở nơi khác đến đều yếu bởi vốn là nông dân, rồi ít được đào tạo. Miền Đông rất may mắn có trung tâm lớn là TP. Hồ Chí Minh, nơi đào tạo trí thức. Văn hóa phương Tây ảnh hưởng TP.Hồ Chí Minh trước, rồi mới tỏa ra miền Đông và cả nước. Chúng ta thấy từ hồi đổi mới đến nay, những thứ như Internet, siêu thị, hay là chứng khoán, tất cả đều phát triển ở TP.Hồ Chí Minh trước rồi mới lan đi cả nước. Nó không ngẫu nhiên!

 

* Trên cái nền văn hóa nông nghiệp, ĐNB có sự tiếp nhận sâu sắc văn hóa công nghiệp. Mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa đang diễn ra như thế nào, Thưa GS?

 

- Mâu thuẫn không những đang tồn tại, mà còn ở thời điểm căng thẳng nhất. Và để giải quyết mâu thuẫn này, có lẽ còn chưa biết đến bao giờ. Vì cái kiểu của văn hóa Việt Nam là cứ từ từ, không chuyển ngay được. Cho nên ta mới thấy bất cập ở mọi nơi, như tham nhũng tràn lan, tội phạm ngày càng gia tăng... đó là do xung đột của mâu thuẫn này. Cách đây ít hôm, tôi có bài phát biểu trong cuộc họp của hội đồng lý luận trung ương. Tôi nói, mâu thuẫn chính hiện nay và chìa khóa để đi vào tương lai của Việt Nam không nằm ở kinh tế, bởi vì nâng kinh tế lên trong thế hợp tác, giúp đỡ và các mối quan hệ như hiện nay, không phải khó. Và cũng không nằm ở chính trị. Chính trị của chúng ta cơ bản vẫn tốt. Vấn đề nằm ở văn hóa. Văn hóa là con người. Nếu không thay đổi được con người thì sẽ không thể nào hội nhập được, không đi lên được.

Cách sống, cách nghĩ của người nông dân, nền văn hóa nông nghiệp là rất tốt. Nhưng chỉ trong môi trường nông thôn. Môi trường bây giờ không còn là môi trường cũ nữa rồi, đây là môi trường đô thị, nhịp sống công nghiệp, trong khi đó, văn hóa đô thị, nếp sống công nghiệp chưa định hình được, đó chính là nguyên nhân tạo nên xung đột.

 

* Vậy có hướng nào để giải quyết mâu thuẫn ấy không, thưa GS?

 

- Có chứ. Mâu thuẫn đó phải được giải quyết. Bản thân thị trường, đô thị đều là sản phẩm của văn hóa phương Tây cả. Giờ nó đã trở thành "sản phẩm" phổ biến của thế giới rồi. Những giá trị của hai "sản phẩm" này là gì? là ý thức pháp luật - cái gốc của tất cả mọi thứ. Đối lập với văn hóa pháp luật chính là thói tùy tiện, hiện nay đã lan tràn khắp mọi nơi. Thói tùy tiện là sản phẩm của tính linh hoạt, vốn là một thuộc tính tích cực của văn hóa Việt Nam. Tôi nói như vậy là vì trong phạm vi văn hóa làng xã thì người ta ứng xử rất là linh hoat, với thời tiết, với thiên nhiên, với các mối quan hệ. Làng xã thì quy mô nhỏ, anh có thể bao quát được, vì vậy linh hoạt, thay đổi chút chút, để thích ứng là phù hợp. Nhưng bây giờ vào đô thị, công nghiệp, quy mô nó lớn, nên anh không bao quát được hết. Nếu ai cũng linh động, cũng thay đổi chút chút, một cách cảm tính, thì không tài nào quản lý xã hội được.

 

Chúng ta vốn là quốc gia nông nghiệp nên không có truyền thống xem trọng pháp luật. Trước đây ta đâu có trường luật, khoa luật. Song, dù sao thì dần dần chúng ta đã xây dựng được một hệ thống luật nhất định. Có luật chưa đủ mà còn phải tạo dựng "văn hóa pháp luật" nữa. Phạm tội như nhau mà lãnh án khác nhau; bị xử phạt 10 năm nhưng chừng 2 - 3 năm đã ra rồi... nghĩa là không nghiêm, không công bằng. Như thế, người dân sẽ không thi hành luật. Như thế thì sẽ rối ren.

 

* Theo GS, các hoạt động nghiên cứu văn hóa của vùng ĐNB đã xứng tầm với sự phát triển trong những lĩnh vực khác của vùng chưa?

 

- Chưa. Mặc dù là tôi thấy một số tỉnh, ví dụ như Đồng Nai, ở đấy có những người lãnh đạo quan tâm đến mảng này và làm rất tốt. Nhưng nói chung, tôi thấy chưa đủ. Nghiên cứu văn hóa thì có hai mặt. Một mặt, ĐNB là khu vực đô thị hóa rất nhanh, cuộc sống thay đổi hằng ngày, vì vậy phải nhanh chóng nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thỐng có mẶt tẠi đây, chỨ nẾu không thì thỜi gian ngẮn nỮa là mẤt hẾt. đẤy là mỘt viêc phẢi làm. viêc thỨ hai là nghiên cỨu cuỘc sỐng hiên tẠi, xu hưỚng tương lai, nhẰm tư vẤn cho bên làm chính sách có giẢi pháp quẢn lý tỐt nhẤt, làm cho văn hóa đi kỊp vỚi cuỘc sỐng.

Nếu như mình không làm gì, thì cuộc sống vẫn vận động và tìm đến những gì nó cần. Nhưng thế thì chậm lắm. Và có thể sai, rồi mất thời gian công sức sửa sai nữa. Nên trách nhiệm chính của nhà nghiên cứu là phải dự báo quy luật để góp phần cho xã hội phát triển nhanh hơn. Cái này thì các nhà nghiên cứu văn hóa vùng ĐNB chưa làm tốt.

 

* Nhiệm vụ đó liên quan đến con người. Khoa văn hóa học trường Đại học KHXH-NV có thể hỗ trợ gì để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu văn hóa ở các tỉnh ĐNB?

 

- Trong thời gian vỪa  qua, có khá nhiỀu các anh chỊ em là cán bỘ vào hỌc Ở khoa và sau đó vỀ làm viêc Ở các tỈnh vùng đnb. hỌ phát huy tỐt, đưỢc các tỈnh khen cẢ. đẤy là đóng góp trỰc tiẾp. trong tương lai thì có thỂ có nhỮng sỰ phỐi  hỢp Ở mỨc cao hơn nỮa. tuy nhiên cái đó cũng phẢi chỜ, vì chúng tôi chưa phát triỂn đỂ đáp Ứng đỦ nhu cẦu ngay trong nỘi bỘ khoa, chỨ đỪng nói là cẢ vùng. còn đào tẠo bỒi dưỠng cán bỘ nghiên cỨu, đẤy là chỨc năng cỦa chúng tôi. chúng tôi luôn sẴn sàng khi miỀn đông cẦn.

 

* Chân thành cảm ơn và chúc giáo sư nhiều sức khỏe!

Vũ Mai - Hoàng Nam

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều