Một nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai (từ 1999-2009) của nhóm tác giả do PGS.TS Ngô Quang Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn, tăng trưởng kinh tế Đồng Nai giữ vững trong những năm qua là một kỳ tích...
Một nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai (từ 1999-2009) của nhóm tác giả do PGS.TS Ngô Quang Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn, tăng trưởng kinh tế Đồng Nai giữ vững trong những năm qua là một kỳ tích. Song, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Đồng Nai với những lợi thế cạnh tranh đang đi kèm với không ít thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về vấn đề này, PGS.TS NGÔ QUANG MINH cho biết:
- Khi nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai, chúng tôi căn cứ trên bình diện tổng thể, trong đó tập trung các nội dung như tốc độ tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng yếu tố sản xuất, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch, năng lực cạnh tranh, bảo vệ môi trường và hiệu quả quản lý nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở Đồng Nai trong thời gian qua là một kỳ tích trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt
* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về bức tranh chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai?
- Với vị trí vùng kinh tế trọng điểm phía
Đồng Nai cũng là địa phương có năng suất lao động (NSLĐ) cao hơn 30-40% so với bình quân cả nước, thể hiện rất rõ trong nhóm ngành công nghiệp, kể cả nông lâm nghiệp. Ví dụ, nông dân Đồng Nai trung bình sản xuất ra hàng hóa trị giá 15,32 triệu đồng/năm (so với mức 12,2 triệu đồng/năm của cả nước) trong năm 2008. Tính trong giai đoạn 2005-2008, NSLĐ trong ngành nông lâm nghiệp ở Đồng Nai cao gấp từ 25-60% năng suất bình quân. NSLĐ trong ngành khai thác mỏ của Đồng Nai gấp 1,45-1,8% lần năng suất trung bình cả nước. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp chế biến gấp khoảng 10 lần, ngành sản xuất điện, nước gấp khoảng 7-12 lần. Đồng Nai đã huy động và sử dụng khá hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn và khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của tỉnh khá tốt. Điều này thể hiện qua hệ số ICOR chỉ bằng 1/2 đến 1/3 hệ số ICOR cả nước.
* Cơ cấu kinh tế của Đồng Nai hiện gần 60% công nghiệp - xây dựng, dịch vụ hơn 30% và nông lâm nghiệp, thủy sản chưa đến 10%. Theo ông, cơ cấu này và sự chuyển dịch của nó có tác động như thế nào đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai hiện tại và trong tương lai?
Dịch vụ thương mại ở Đồng Nai tuy phát triển nhưng chưa xứng tầm.Trong ảnh: Siêu thị BigC - siêu thị hiện đại đầu tiên ở Đồng Nai. |
- Có thể thấy, cơ cấu kinh tế Đồng Nai đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng CNH-HĐH, hình thành các vùng, trung tâm kinh tế và đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là nhóm ngành chủ lực của kinh tế Đồng Nai, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và cũng là nhóm ngành có năng suất lao động cao nhất cả nước. Chính vì thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nhóm ngành này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo cho kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và vững chắc. Trong khi đó, nhóm ngành dịch vụ là lĩnh vực dù được lưu tâm phát triển, song nghiên cứu cho thấy trong 10 năm qua không có sự chuyển dịch lớn. NSLĐ trong một số nhóm ngành dịch vụ được xem là chủ chốt như thương mại, khách sạn, nhà hàng và vận tải, kho bãi, thông tin lại thấp hơn mức bình quân chung cả nước. Chẳng hạn trong ngành thương mại, NSLĐ ở Đồng Nai thấp hơn 20-30%; trong ngành vận tải, kho bãi và thông tin chỉ bằng 60-70% mức chung cả nước. Trong khi đó, là một tỉnh công nghiệp với tỷ lệ đô thị hóa khá cao. Ở điểm này, cũng nên nhìn nhận do Đồng Nai nằm quá gần với TP.Hồ Chí Minh nên kém lợi thế hơn.
* Những hạn chế và nguy cơ thiếu bền vững đó là gì, thưa ông?
- Để đánh giá tốc độ tăng trưởng của Đồng Nai cần phải đặt trong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm phía
Một điểm đáng lưu ý là trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, vốn có nguồn gốc nước ngoài chiếm tỷ lệ áp đảo. Điều này khiến cho Đồng Nai phụ thuộc và dễ bị tác động bởi các dòng vốn bên ngoài, nhất là khi kinh tế thế giới có biến động. Thêm vào đó, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh còn ở mức trung bình và thấp hơn so với khu vực và thế giới, hàm lượng khoa học công nghệ trong tăng trưởng vẫn còn thấp so với cả nước. Môi trường ở Đồng Nai cũng bị tác động nhiều hơn do chất thải của công nghiệp và đô thị.
Một điều không thể phủ nhận, dù Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong cải thiện chất lượng quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, song vẫn chưa đáp ứng như mong đợi... Tôi e rằng, những chỉ số này khiến Đồng Nai đang mất dần những lợi thế cạnh tranh mà các địa phương khác đang rất nỗ lực thực hiện.
Thu Trang (thực hiện)