Tại Phòng Tư vấn dinh dưỡng Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, đa số trẻ đến khám đều được cha mẹ nêu lý do là biếng ăn. Trẻ biếng ăn thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi ăn dặm (từ 6 tháng) đến 3 tuổi. Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Lê Thị Đẹp, Trưởng khoa dinh dưỡng của bệnh viện này.
Tại Phòng Tư vấn dinh dưỡng Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, đa số trẻ đến khám đều được cha mẹ nêu lý do là biếng ăn. Trẻ biếng ăn thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi ăn dặm (từ 6 tháng) đến 3 tuổi. Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Lê Thị Đẹp, Trưởng khoa dinh dưỡng của bệnh viện này.
* Thực tế có những trẻ vẫn tăng cân, phát triển bình thường nhưng cha mẹ cho rằng con mình biếng ăn. Theo bác sĩ, quan điểm này có đúng không?
- Khoa dinh dưỡng của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai đã gặp nhiều trường hợp như trên. Trẻ ăn uống bình thường; cân nặng, chiều cao phát triển tốt nhưng vẫn bị cha mẹ xem là biếng ăn. Sở dĩ có quan điểm chưa đúng trên bởi do tâm lý "con cưng" nên nhiều trẻ được gia đình chăm chút quá chu đáo, như khi ăn cố gắng ép trẻ phải ăn hết khẩu phần đã chuẩn bị, trong khi đó, trẻ đã ăn đủ lượng.
* Vậy bác sĩ cho biết biểu hiện như thế nào được coi là một trẻ biếng ăn?
- Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy tình trạng biếng ăn gặp nhiều ở trẻ em với tần suất cao từ 25-40%. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa chuẩn thế nào là biếng ăn. Đa số trẻ mắc phải tình trạng này thường ăn rất ít, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định hoặc tránh thử món ăn mới. Bữa ăn của trẻ kéo dài hơn 30 phút, thậm chí có trẻ bữa ăn kéo dài tới 1 - 2 giờ đồng hồ.
Buổi thực hành tư vấn dinh dưỡng tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai.
* Nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ là gì, thưa bác sĩ?
- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng biếng ăn ở trẻ. Một số nguyên nhân thường gặp: Trẻ bị bệnh cấp tính hoặc mãn tính, hay trẻ bị một số dị tật sứt môi hở hàm ếch, bại não... Do thực phẩm chế biến không phù hợp lứa tuổi của trẻ như quá nhiều thịt trong khẩu phần ăn dẫn đến tình trạng chậm tiêu hóa, tới bữa ăn kế trẻ thường không ăn được; thức ăn xay nhuyễn và đơn điệu. Cha mẹ thường tự ý nấu cho trẻ mà hiếm khi hỏi trẻ yêu thích món gì và nấu theo sở trường của bé. Một nguyên nhân nữa khiến trẻ biếng ăn là do cha mẹ, như: khi trẻ chưa đói nhưng đã bị ép ăn; khẩu phần ăn nhiều quá so với quy định. Cha mẹ cho trẻ ăn không thành bữa rõ rệt, cho trẻ ăn vặt quà bánh, trái cây trước bữa ăn nên làm trẻ có cảm giác "no ngang". Vì thế, hiện tượng bữa ăn được coi như "một trận chiến", "một cực hình" giữa ba mẹ và con. Thậm chí, ba mẹ, người thân phải làm trò, vừa cho ăn vừa bế rong đi
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thể chất của mỗi con người, đặc biệt giai đoạn đầu đời. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sự phát triển cân nặng của trẻ tăng nhanh trong năm đầu tiên (tăng 3 lần so lúc mới sanh); chiều cao tăng 1,5 lần so lúc sinh. Quan trọng nhất là sự phát triển số lượng tế bào thần kinh, lúc 2 tuổi đạt 80%, lúc 6 tuổi đạt 100% so với người trưởng thành. Vì thế, dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng, cân bằng hợp lý theo lứa tuổi là nhu cầu cần thiết. Hà Châu
khắp nơi mà trẻ vẫn không chịu ăn.
* Theo bác sĩ, để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ cần phải làm gì?
- Trước hết, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ biếng ăn để tìm hướng cải thiện cho phù hợp. Qua tiếp xúc với ba mẹ có con biếng ăn và tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn tại Khoa dinh dưỡng Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, xin đưa ra một số biện pháp khắc phục: Cần phải chế biến bữa ăn cho trẻ phù hợp theo lứa tuổi; thực đơn thay đổi thường xuyên; thời gian cho trẻ ăn chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút; không cho trẻ ăn khi đang chơi; trẻ trên 1 tuổi có thêm một chén để tự múc ăn; bữa ăn phân chia rõ ràng, không ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, uống sữa trước ăn 1giờ rưỡi đến 2 giờ để trẻ không cảm giác no khi đến bữa ăn... Cha mẹ và người thân nên động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ khi ăn. Hãy tạo một không gian ăn uống vui vẻ trong gia đình thì bữa cơm sẽ là nguồn dinh dưỡng quý giá để trẻ phát triển tốt cả thể chất và tâm thần.
Sau khi đã cố gắng nhiều giải pháp mà tình trạng biếng ăn ở trẻ không cải thiện đáng kể thì nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để sớm tìm nguyên nhân, tránh để tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn tới trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Bích Hường (thực hiện)