Các doanh nghiệp Đài Loan trên địa bàn Đồng Nai hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Ngày 29-8 tới, các doanh nghiệp Đài Loan sẽ tổ chức riêng một sàn giao dịch việc làm để tuyển dụng lao động. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông LÝ THIÊN THẤT, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam về vấn đề này.
Các doanh nghiệp Đài Loan trên địa bàn Đồng Nai hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Ngày 29-8 tới, các doanh nghiệp Đài Loan sẽ tổ chức riêng một sàn giao dịch việc làm để tuyển dụng lao động. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông LÝ THIÊN THẤT, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan tại Việt
* Thưa ông, ở góc độ của doanh nghiệp, ông có nhận định như thế nào về tình hình thị trường lao động hiện nay?
- Tôi đến Đồng Nai làm việc tính ra đã 18 năm rồi, nói được chút ít tiếng Việt và cũng hiểu được chút ít về người Việt. Thời gian đầu, môi trường làm việc ở Đồng Nai rất tốt, nhưng càng về sau càng khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.
Đồng Nai hiện có khoảng 400 doanh nghiệp Đài Loan, trong đó có nhiều doanh nghiệp sử dụng rất đông lao động, như: Pou Chen, Tập đoàn
Tình trạng thiếu hụt lao động như hiện nay thật sự là vấn đề lớn. Không chỉ khó khăn trong việc mở rộng sản xuất, giao hàng đúng hợp đồng, mà công nhân còn dựa vào "điểm yếu" này của doanh nghiệp để đình công, gây bất ổn cho hoạt động của doanh nghiệp.
* Theo ông, nguyên nhân nào khiến các doanh nghiệp lại thiếu hụt lao động nghiêm trọng đến thế?
Công nhân Công ty Pouchen (xã Hóa An, TP. Biên Hòa, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan) tham gia ngày hội sức khỏe cho công nhân tại công ty. |
- Tình trạng thiếu lao động thật ra đã bắt đầu từ năm 2009, nhưng đến nay thì thật sự nghiêm trọng. Theo khảo sát sơ bộ tại các doanh nghiệp Đài Loan, có đến khoảng 20% công nhân trong các doanh nghiệp là lao động ngoại tỉnh xin nghỉ việc để về quê. Lý do là thu nhập hiện nay của họ không đảm bảo được cuộc sống. Nếu như trước kia ngoài chi phí sinh hoạt, ăn ở, họ vẫn có thể dành dụm chút ít gửi về quê, thì hiện nay do vật giá tăng cao, chỉ sống thôi cũng đã chật vật, lấy đâu ra tiền dành dụm? Thế là họ nghỉ việc trở về quê, hoặc đi nơi khác, nơi mà họ cho rằng cuộc sống "dễ thở" hơn.
* Nếu đã xác định được nguyên nhân, vì sao các doanh nghiệp không nâng lương, tăng thu nhập để thu hút lao động? Có thông tin cho rằng, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Đài Loan đã thống nhất với nhau về mức lương của người lao động để "làm giá" và "giữ giá"?
- Nâng lương, tăng thu nhập, nói ra thì rất dễ, nhưng thật ra là khó vô cùng. Doanh nghiệp muốn trả lương cho người lao động bao nhiêu, phải căn cứ vào mức lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh, chứ đâu phải muốn trả bao nhiêu thì trả? Người Đài Loan chúng tôi có câu "Thấy người, thấy việc", nghĩa là chúng tôi tùy theo công việc mà trả mức lương tương xứng. Chính phủ Việt
Tôi cũng xin nói rõ rằng, không có chuyện hiệp hội thống nhất mức lương trả cho người lao động để "làm giá". Doanh nghiệp trả lương theo lợi nhuận của họ. Các khoản thu nhập của người lao động hiện nay gồm mức lương cơ bản (cao hơn mức quy định của Chính phủ) và các khoản như tiền đi lại, nhà ở, chuyên cần... bao nhiêu đều tùy theo thỏa thuận giữa từng doanh nghiệp với người lao động. Về ý kiến cá nhân, tôi cho rằng Chính phủ không nên điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu thấp như hiện nay.
* Theo ông, làm sao để người lao động gắn bó với doanh nghiệp? Hiện vẫn còn một số doanh nghiệp Đài Loan vi phạm pháp luật lao động, với tư cách là Chủ tịch hiệp hội, ông có ý kiến gì?
- Tôi cho rằng, nếu doanh nghiệp nào vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng phát hiện thì cứ phạt theo quy định. Để người lao động gắn bó với doanh nghiệp, cần phải tạo môi trường làm việc tốt mới giữ chân được.
Hiện nay, đa phần công nhân thích tăng ca. Nói rõ hơn, công nhân tại chỗ không thích tăng ca, nhưng công nhân ngoại tỉnh lại thích tăng, bởi vì ngoài chuyện tăng thêm thu nhập để có thể gửi về quê, công nhân lại còn thêm được bữa ăn, đỡ một khoản tiền. Thế nhưng, Chính phủ lại hạn chế việc tăng ca. Doanh nghiệp chúng tôi hiện đang gặp khó khăn, nếu không cho tăng ca thì công nhân sẽ bỏ việc, còn cho tăng ca thì lại vi phạm luật.
Trong việc tạo môi trường làm việc tốt, đảm bảo đời sống cho người lao động, không nên đẩy hết trách nhiệm cho doanh nghiệp mà Chính phủ cũng nên có sự hỗ trợ hợp lý. Trước mắt, cần phải có biện pháp khống chế giá cả, hạn chế lạm phát để bình ổn đời sống người lao động. Về lâu dài, cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân, chỉ cần được hỗ trợ về đất, chúng tôi sẽ tự xây dựng nhà ở. Chính phủ cũng nên hỗ trợ thêm nhiều tuyến xe buýt đi vào các KCN, phù hợp giờ giấc làm việc của công nhân. Ngoài ra, Đồng Nai hiện quá ít nơi vui chơi giải trí cho công nhân. Chính phủ cũng cần thành lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng cường tuyên truyền về pháp luật lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc này, doanh nghiệp chúng tôi khó làm được nếu không có sự trợ giúp của Chính phủ.
* Xin cảm ơn ông!
Hà Lam (thực hiện)