Báo Đồng Nai điện tử
En

Doanh nghiệp Việt vẫn khá ngây thơ về mặt pháp lý

10:07, 26/07/2013

TS.Nguyễn Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Luật Kinh tế Trường đại học kinh tế - luật TP.Hồ Chí Minh, nói anh ý thức rõ vai trò của người trí thức trẻ trong xã hội, đóng góp cho những điểm chưa hoàn thiện của xã hội theo cách riêng của mình.

TS. Nguyễn Ngọc Sơn. Ảnh: K.Giới
TS. Nguyễn Ngọc Sơn. Ảnh: K.Giới

Là một trong số ít chuyên gia về Luật Cạnh tranh tại Việt Nam; trí thức trẻ điển hình với nhiều lần xuất hiện và lên tiếng trên báo giới về các vụ việc nóng hổi, như: độc quyền giá xăng dầu, nợ xấu ngân hàng, rạp chiếu phim Việt kiện đại gia MegaStar, sáp nhập hai đại gia viễn thông, đại gia chăn nuôi ngoại thao túng giá trứng gà… TS.Nguyễn Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Luật Kinh tế Trường đại học kinh tế - luật TP.Hồ Chí Minh, nói anh ý thức rõ vai trò của người trí thức trẻ trong xã hội, đóng góp cho những điểm chưa hoàn thiện của xã hội theo cách riêng của mình.

 Tại sao anh chọn trở thành một người chuyên tư vấn về cạnh tranh?

- Ban đầu tôi muốn theo Luật Hình sự, bởi hình dung trong đầu mình sẽ trở thành một luật sư gắn liền với tòa án. Nhưng rồi tôi được chọn làm luận văn về Luật Cạnh tranh, và lĩnh vực này nhanh chóng thu hút tôi bởi tính mới lạ, đa dạng. Tôi vào nghề năm 1999, khi bắt đầu thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, đời sống kinh tế cùng với những vấn đề nảy sinh mới mẻ về cạnh tranh, độc quyền… mở ra. Và tôi theo nghề từ đó. Cơ duyên cũng cho tôi có dịp làm việc với Ban soạn thảo Luật Cạnh tranh khi luật này chuẩn bị ra đời. Điều này tạo nền tảng tốt cho tôi trong việc viết những cuốn sách chuyên ngành của riêng mình về diễn giải Luật Cạnh tranh.

 Anh cho rằng doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang ở vị trí nào về pháp lý trong các vụ tranh chấp thương mại? Liệu rằng DN Việt có quá yếu thế trên lĩnh vực này?

- Những va chạm giữa DN Việt Nam và DN nước ngoài mà tôi có dịp tư vấn hoặc chứng kiến cho tôi cảm giác buồn khi phải thừa nhận rằng, dù đã có hơn 20 năm mở cửa làm ăn với nước ngoài, DN Việt vẫn khá ngây thơ về mặt pháp lý. Có nhiều khía cạnh thể hiện sự ngây thơ này, đầu tiên là về nhận thức. DN nước ngoài ngay khi bước vào thị trường hầu hết đã chuẩn bị kỹ càng về mặt pháp lý, đặc biệt khi họ làm ăn ở một nước khác. Họ sử dụng các văn phòng luật tư vấn đầy đủ từ soạn thảo hợp đồng đến các công việc kinh doanh khác, do đó không có nhiều vấn đề phải “dọn dẹp” về mặt pháp lý khi xảy ra sự cố. DN Việt Nam ngược lại, chỉ tìm đến luật sư khi có sự cố.

Về sử dụng các quy định của pháp lý, DN nước ngoài cũng đang làm tốt hơn, biểu hiện cụ thể ở lĩnh vực cạnh tranh: đa số các DN bị xử lý về cạnh tranh tại Việt Nam lại là các DN trong nước, dù mình đang ở chính đất nước mình, sử dụng khung pháp lý của Việt Nam. 

Nguyễn Ngọc Sơn sinh năm 1974, gia đình ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi (TP. Biên Hòa). Tốt nghiệp đại học Luật năm 1999. Thạc sĩ Luật Kinh tế năm 30 tuổi. Bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2011, hiện là Phó trưởng khoa Luật Kinh tế, đại học Kinh tế - luật (thuộc đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh). Ngoài giảng dạy, TS. Nguyễn Ngọc Sơn còn là một trong những người tư vấn về cạnh tranh nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh.

  Chúng ta có thể hy vọng gì ở Luật Cạnh tranh khi ngay cả trong nước, những vụ độc quyền lớn, luật vẫn khó chạm tới?

- Khi Luật Cạnh tranh ra đời, nhiều người băn khoăn tại sao Cục Quản lý Cạnh tranh lại thuộc Bộ Công thương, vốn đang “nắm” rất nhiều DN nhà nước. Liệu bộ có dám “xử” DN nhà nước nào dưới quyền lạm dụng độc quyền không? Thực tế, Luật Cạnh tranh từng xử lý một DN nhà nước lạm dụng độc quyền là Vinapco, mức xử phạt là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải thừa nhận Luật Cạnh tranh còn yếu vì rất nhiều lý do, luật này chưa với tay được đến các DN độc quyền lớn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội về Luật Cạnh tranh vẫn còn hạn chế. Từ đây dẫn đến hệ lụy là cơ quan quản lý chưa sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ pháp lý đã có để kiểm soát giá cả. Tuy vậy, hiện tại chìa khóa để kiểm soát độc quyền DN tốt nhất chỉ có Luật Cạnh tranh, và chúng ta vẫn có thể hy vọng vào Luật Cạnh tranh. Vấn đề là cơ quan quản lý có mạnh tay thực thi pháp luật hay không thôi, nếu cơ quan quản lý chưa mạnh tay thì bất cứ phương tiện quản lý hành chính nào cũng trở thành vô nghĩa.

 Và đâu là điều mà DN cần lưu ý?

Riêng với DN, tôi chỉ lưu ý, hiện tại có rất nhiều văn phòng tư vấn luật với chi phí không cao, DN nên sử dụng ngay từ khi bước vào kinh doanh để bảo vệ chính mình khi có sự cố về cạnh tranh không lành mạnh.

 Anh không ngại xuất hiện trên báo chí với những phát biểu nóng về các vụ việc lớn như độc quyền xăng dầu, nợ xấu… Ở độ tuổi chưa đến 40, anh có sợ mình bị đánh giá “trẻ người non dạ”?

- Tôi không sợ những đánh giá đó. Nếu sợ, tôi đã không lên tiếng. Chúng ta không thể đợi đến khi chúng ta hoặc người khác hoàn toàn chín chắn để lên tiếng “chốt” lại các vấn đề. Tôi chỉ muốn góp thêm một góc nhìn cho các vấn đề xã hội, có thể ý kiến đó lúc tôi đưa ra là chưa trọn vẹn, nhưng đó cũng là điều xã hội sẽ xem xét và qua đó, tôi có thêm cơ hội hoàn thiện bản thân. Tôi chỉ sợ, khi mình viết một bài viết hay phát biểu một vấn đề mà 10 năm sau mình vẫn… thấy hay. Tôi muốn tri thức của mình ngày một lớn mạnh hơn và trong suy nghĩ của tôi, một cá nhân, một tập thể, thậm chí một quốc gia nếu không ngại va chạm, mới có thể phát triển.

Tôi không cổ xúy việc trí thức trẻ chọn cho mình cách đấu tranh gây nên những xáo trộn xã hội. Tôi hoài nghi những tham vọng thay đổi đó, bởi cá nhân tôi cảm nhận xã hội đang ngày một tốt lên, văn minh và nhân ái hơn.

 Chúng ta có th hy vng gì Lut Cnh tranh khi ngay c trong nước, nhng v độc quyn ln, lut vn khó chm ti?

- Khi Luật Cạnh tranh ra đời, nhiều người băn khoăn tại sao Cục Quản lý Cạnh tranh lại thuộc Bộ Công thương, vốn đang “nắm” rất nhiều DN nhà nước. Liệu bộ có dám “xử” DN nhà nước nào dưới quyền lạm dụng độc quyền không? Thực tế, Luật Cạnh tranh từng xử lý một DN nhà nước lạm dụng độc quyền là Vinapco, mức xử phạt là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải thừa nhận Luật Cạnh tranh còn yếu vì rất nhiều lý do, luật này chưa với tay được đến các DN độc quyền lớn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội về Luật Cạnh tranh vẫn còn hạn chế. Từ đây dẫn đến hệ lụy là cơ quan quản lý chưa sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ pháp lý đã có để kiểm soát giá cả. Tuy vậy, hiện tại chìa khóa để kiểm soát độc quyền DN tốt nhất chỉ có Luật Cạnh tranh, và chúng ta vẫn có thể hy vọng vào Luật Cạnh tranh. Vấn đề là cơ quan quản lý có mạnh tay thực thi pháp luật hay không thôi, nếu cơ quan quản lý chưa mạnh tay thì bất cứ phương tiện quản lý hành chính nào cũng trở thành vô nghĩa.

 đâu là điu mà DN cn lưu ý?

Riêng với DN, tôi chỉ lưu ý, hiện tại có rất nhiều văn phòng tư vấn luật với chi phí không cao, DN nên sử dụng ngay từ khi bước vào kinh doanh để bảo vệ chính mình khi có sự cố về cạnh tranh không lành mạnh.

Những va chạm giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài mà tôi có dịp tư vấn hoặc chứng kiến cho tôi cảm giác buồn khi phải thừa nhận rằng, dù đã có hơn 20 năm mở cửa làm ăn với nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá ngây thơ về mặt pháp lý.

Anh không ngi xut hin trên báo chí vi nhng phát biu nóng v các v vic ln như độc quyn xăng du, n xu… độ tui chưa đến 40, anh có s mình b đánh giá “tr người non d”?

- Tôi không sợ những đánh giá đó. Nếu sợ, tôi đã không lên tiếng. Chúng ta không thể đợi đến khi chúng ta hoặc người khác hoàn toàn chín chắn để lên tiếng “chốt” lại các vấn đề. Tôi chỉ muốn góp thêm một góc nhìn cho các vấn đề xã hội, có thể ý kiến đó lúc tôi đưa ra là chưa trọn vẹn, nhưng đó cũng là điều xã hội sẽ xem xét và qua đó, tôi có thêm cơ hội hoàn thiện bản thân. Tôi chỉ sợ, khi mình viết một bài viết hay phát biểu một vấn đề mà 10 năm sau mình vẫn… thấy hay. Tôi muốn tri thức của mình ngày một lớn mạnh hơn và trong suy nghĩ của tôi, một cá nhân, một tập thể, thậm chí một quốc gia nếu không ngại va chạm, mới có thể phát triển.

 Anh nghĩ gì về vai trò của người trí thức trẻ trong xã hội Việt Nam hiện tại? Nhiều người cho rằng, chớ dại lên tiếng nhiều, thay vào đó hãy tìm một công việc tốt, kiếm nhiều tiền và hưởng thụ. Càng lên tiếng thì càng dễ… mang vạ. Anh chọn cách nào?

- Tôi chọn cách lên tiếng, kể cả những vấn đề gai góc nhất. Nhiều bạn bè ngành luật của tôi hay những trí thức trẻ khác chọn con đường đấu tranh với những vấn đề xã hội theo cách này cách nọ, tôi không bình luận các lựa chọn cá nhân đó. Tuy nhiên, đối với bản thân, tôi chọn cách lên tiếng mỗi khi có cơ hội, dựa trên tâm thế lên tiếng là để xây dựng, đóng góp.

Về xu hướng hưởng thụ của giới trẻ, tôi cho rằng nó không xấu, miễn nó không bất chính. Không thể bắt tất cả mọi người đều phải lên tiếng trước bất công hay các vấn đề xã hội. Tuy vậy, tôi chỉ thấy đáng tiếc nếu các trí thức trẻ có đầy đủ tri thức nhưng lại luôn luôn im lặng và thỏa hiệp. Và tôi cũng không cổ xúy việc trí thức trẻ chọn cho mình cách đấu tranh gây nên những xáo trộn xã hội. Tôi hoài nghi những tham vọng thay đổi đó, bởi cá nhân tôi cảm nhận xã hội đang ngày một tốt lên, văn minh và nhân ái hơn.

 TP.Hồ Chí Minh cách Đồng Nai chỉ 30 km, nhưng lại như một thung lũng thu hút hầu hết các trí thức trẻ, giỏi nghề và có tri thức, trong đó có anh. Vậy anh nghĩ gì về điều này? Liệu trong quan niệm của họ - những trí thức trẻ, Đồng Nai có cơ hội cạnh tranh trong thu hút nhân tài?

- Khoảng cách 30 km về địa lý không đáng ngại bằng khoảng cách về môi trường làm việc. Đối với những người trẻ có tri thức, tôi nghĩ TP. Hồ Chí Minh không hơn về mức sống, song lại hơn về các cơ hội va chạm, cọ xát trong nghề nghiệp. Tôi nghĩ các địa phương khác cần thay đổi nhận thức về môi trường làm việc, từ nhà nước đến cộng đồng xung quanh, song điều này khó làm được trong ngắn hạn. Giải pháp thu nhập không phải là một giải pháp tối thượng đối với người tài. Tôi nghĩ về lâu dài, nếu đã có tư duy thay đổi, những người trẻ có tri thức hoàn toàn có thể chọn Đồng Nai.

  Xin cảm ơn ông!

Kim Ngân (thực hiện)

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều