Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhiên liệu sinh học có lợi cho môi trường

09:07, 21/07/2013

Nhằm giảm khí thải, tiết kiệm nhiên liệu, Chính phủ đã cho triển khai đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Để hiểu rõ hơn hiệu quả khi dùng nhiên liệu sinh học, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học - công nghệ (Bộ Công thương).

Nhằm giảm khí thải, tiết kiệm nhiên liệu, Chính phủ đã cho triển khai đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Để hiểu rõ hơn hiệu quả khi dùng nhiên liệu sinh học, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học - công nghệ (Bộ Công thương). Ông cho biết:

- Việc nghiên cứu, phát triển sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH) thu hút sự quan tâm rất lớn của các quốc gia trên thế giới do lợi ích của nhiên liệu này đối với an ninh năng lượng, môi trường và xã hội. Dẫn đầu trong chương trình sử dụng NLSH là Brasil với 50% số xe sử dụng NLSH. Tiếp đến là Mỹ, Philippines, Thái Lan… với hàng loạt chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển việc sử dụng NLSH

 S dng NLSH vi nhiu nước trên thế gii đã tr thành thông dng, song Vit Nam vn còn khá mi m. Ông có th nói rõ hơn v hiu qu ca s dng nhiên liu này?

- Từ tháng 7-2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển NLSH đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 và giao đề án cho Bộ Công thương triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Bộ Công thương tiến hành quy hoạch sản xuất cồn (ethanol) - nhiên liệu phục vụ cho sản xuất NLSH. Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, phối trộn thành công NLSH là xăng sinh học E5, E10, E15, E20 (dùng ethanol phối trộn với xăng thông thường) và đưa ra bán thí điểm tại 160 cửa hàng tại một số tỉnh, thành trong nước. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng NLSH là giảm từ 27-44% các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sử dụng NLSH còn tiết kiệm được nhiều nhiên liệu so với dùng các loại xăng thông thường.

 Xăng sinh hc đã đưa ra bán thí đim ti mt s tnh thành, song vn chưa được nhiu người tiêu dùng la chn. Nguyên nhân có phi do cht lượng?

- Theo tôi, khi một dòng sản phẩm mới ra thị trường cần có thời gian để người tiêu dùng thử nghiệm và đánh giá. Tới đây, Bộ Công thương sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng loại xăng này trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và sử dụng. Còn về chất lượng các loại xăng sinh học, Vụ Khoa học - công nghệ đã có mấy năm liền thí nghiệm trên các loại xe máy, ô tô và kết quả máy móc không có gì khác biệt so với dùng các loại xăng thông thường. Ngoài ra, dùng các loại xăng sinh học còn giúp các loại xe máy, ô tô khởi động, tăng tốc tốt hơn.

 Thời gian qua, trong cả nước xảy ra nhiều vụ cháy xe cũng do phối trộn cồn với xăng thông thường. Vì vậy, nhiều người nghe xăng sinh học có phối trộn với cồn rất e ngại?

- Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc. Vì xăng sinh học phối trộn với cồn ethanol được sản xuất từ mì lát nên rất an toàn, không gây cháy nổ. Còn loại xăng gây cháy, nổ cho hàng loạt xe máy vừa qua trong cả nước là do một số đầu nậu lén lút nhập khẩu cồn methanol về để phối trộn. Loại cồn được sản xuất từ khí mê-tan có nguồn gốc hóa thạch và rẻ chỉ bằng 1/3 giá xăng thông thường. Song phối trộn loại cồn methanol vào xăng với tỷ lệ trên 5% rất dễ gây cháy nổ. Còn xăng sinh học một số nước, như: Mỹ, Brasil… đã sử dụng đồng loạt với tỷ lệ từ 20-25% vẫn rất an toàn.

 Xăng sinh học có khá nhiều ưu điểm, nhưng đến  khi nào sđưa vào sử dụng rộng rãi để thay thế dần các loại xăng thông thường?

- Hiện nay, cả nước có 6 nhà máy sản xuất NLSH đi vào hoạt động với công suất 535 triệu lít ethanol/năm. Trong đó, lượng tiêu thụ trong nước khoảng 20%, còn lại là xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Philippines. Đây là sự lãng phí lớn nguồn NLSH. Theo lộ trình của Chính phủ từ cuối năm 2014 sẽ đưa xăng sinh học E5 vào sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 tỉnh, thành lớn và cuối năm 2015 sẽ dùng cho các loại xe trên toàn quốc. Và từ cuối năm 2017, đưa vào sử dụng toàn quốc xăng sinh học E10.

 Xin cảm ơn ông!

Hương Giang (thực hiện)

Tin xem nhiều