Báo Đồng Nai điện tử
En

Tôi không làm nghệ thuật theo kiểu khiên cưỡng

10:07, 19/07/2013

Sáng ngày 19-5-2012, đạo diễn Giang Mạnh Hà, Trưởng đoàn Cải lương Đồng Nai, dạt dào cảm xúc khi lên nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân do Chủ tịch nước trao tặng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Vinh dự đó càng lớn lao vì ông là đạo diễn cải lương đầu tiên ở các tỉnh miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân. Ít ai biết, chàng trai gốc đất chèo Thái Bình lại nổi danh như cồn trên đất cải lương Nam bộ.

Đạo diễn Giang Mạnh Hà. Ảnh: X.PHÚ
Đạo diễn Giang Mạnh Hà. Ảnh: X.Phú

Sáng ngày 19-5-2012, đạo diễn Giang Mạnh Hà, Trưởng đoàn Cải lương Đồng Nai, dạt dào cảm xúc khi lên nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân do Chủ tịch nước trao tặng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Vinh dự đó càng lớn lao vì ông là đạo diễn cải lương đầu tiên ở các tỉnh miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân. Ít ai biết, chàng trai gốc đất chèo Thái Bình lại nổi danh như cồn trên đất cải lương Nam bộ.

 Duyên cớ nào đưa đẩy ông đến với cải lương?

- Thuở nhỏ, tôi rất thích ca hát và hay tụ tập với đám bạn trong làng khi đi chăn trâu hay đi tắm biển cùng nghêu ngao hát ca. Năm đầu tiên sau giải phóng 1975, gia đình tôi có những người  thân đi bộ đội từ miền Nam trở về mang theo cái cassette với nhiều băng cải lương của các nghệ sĩ ở Sài Gòn. Khi đó, tôi mới 15 tuổi, lúc học bài, ngồi ăn cơm hay rửa chén bát tôi đều thích thú mở Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc cassette chỉ để nghe hát cải lương. Vậy là những câu cải lương nghe mùi mẫn, trữ tình và buồn man mác cứ thẩm thấu vào trong tôi. Cứ thế, tôi mê mẩn cải lương Nam bộ từ lúc nào không hay. Một năm sau, tôi quyết định thi vào Khoa kịch hát dân tộc của Trường đại học sân khấu - điện ảnh Việt Nam và học chuyên ngành cải lương 4 năm. Nhiều thầy dạy tôi về cải lương ở trường này cũng là dân gốc Nam bộ.

Đạo diễn Giang Mạnh Hà, sinh năm 1960 tại Thái Bình. Tốt nghiệp khoa kịch hát dân tộc, chuyên ngành cải lương của Trường đại học sân khấu - điện ảnh Việt Nam năm 1980. Tốt nghiệp khoa đạo diễn của Trường đại học sân khấu - điện ảnh năm 2004. Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2012. Từ năm 1993 đến nay là Trưởng đoàn Cải lương Đồng Nai.

Gia đình ông có ai làm nghệ thuật?

- Không có ai cả. Dòng họ Giang ở Chỉ Thiện quê tôi (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) có tới vài trăm gia đình nhưng chỉ tôi là trường hợp cá biệt đi theo con đường nghệ thuật mà lại là cải lương mới ghê!

 Thời đó, ông có sống được với nghề?

- Rất tốt. Thời hoàng kim của nghệ thuật sân khấu nói chung, trong đó có cải lương nói riêng là vào những năm 1980, khi đó người ta phải xếp hàng mua vé và vé thường bán cặp. Tôi còn nhớ có những vở diễn cả tháng, ngày 2 suất mà khán giả vẫn đông kìn kìn, cụ thể như  vở Hoàng hậu Ba Tư của Đoàn Cải lương Thái Bình do Nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành đạo diễn đã diễn liên tục một tháng 28 ngày tại TP.Hải Phòng, mỗi ngày 2 suất. Các đoàn cải lương trong Nam ra diễn tại miền Bắc cũng nườm nượp người mua vé xem. Thời đó, kinh tế cả nước rất khó khăn nhưng tôi đã mua được nhẫn vàng đeo từ cát - sê hát cải lương.

 Bây giờ không còn được như xưa, ông có luyến tiếc?

- Cũng có tiếc nuối. Không phải vì chúng ta thiếu nghệ sĩ tài năng và niềm đam mê trên sân khấu. Bởi, không riêng gì các bộ môn nghệ thuật dân tộc truyền thống ở Việt Nam mà nền kịch nghệ của sân khấu thế giới cũng có những giai đoạn lâm vào thoái trào. Tôi rất mong các cơ quan ở trung ương nghiên cứu đầu tư, đưa nghệ thuật truyền thống vào nhà trường từ tiểu học để phát hiện ra những tài năng mới, đồng thời tạo ra thế hệ công chúng mới cho các bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, trong đó có cải lương.

 Vào Nam ở tuổi đời còn rất trẻ, lại là diễn viên chính của Đoàn Cải lương Thái Bình thời hoàng kim, quyết  định dứt áo ra đi của ông có khó khăn?

- Như tôi đã nói, tôi như bị hút hồn bởi làn điệu cải lương phương Nam từ khi còn là học sinh và trong tâm thức tôi luôn thôi thúc một ngày nào đó vào vùng đất của cái nôi cải lương để có thể tận hưởng những giai điệu, ca từ ngọt ngào, mùi mẫn. Khi nghe tôi có ý định vào Nam, nhiều người thân, các lớp đàn anh và bạn diễn đều khuyên can, e ngại cho tôi sẽ không thành công trên đất Nam bộ vì dù sao xuất phát điểm của tôi vẫn là gốc chèo Thái Bình. Phải nói là tôi đã có một quyết định táo bạo khi dứt áo ra đi. Duyên phận đã gắn kết tôi với Đồng Nai từ tháng 7-1983, đến nay đã tròn 30 năm.

Tôi rất biết ơn mảnh đất Đồng Nai đã chắp cánh cho tôi bay cao, bay xa trên con đường làm nghệ thuật. Tôi không bao giờ làm nghệ thuật theo kiểu khiên cưỡng hay bị thúc ép. Sáng tạo nghệ thuật luôn là niềm đam mê bất tận trong tôi, không có gì làm tôi thay đổi được.

Ngm li s nghip 30 năm qua, ông có cm thy hài lòng?

- Tôi rất hài lòng và hạnh phúc. Tôi và các học trò của mình đã có bước trưởng thành và tiến bộ rất dài trên con đường sân khấu chuyên nghiệp. Nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ nay đã thành danh. Tiếng tăm của Đoàn Cải lương Đồng Nai ngày càng lan rộng và được khẳng định, đặc biệt là qua các cuộc liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Đời của một nghệ sĩ, một đạo diễn như vậy là quá đủ.

 Cuc đời ông như vy là suôn s?

- Không hẳn là như vậy.  Trong đời làm nghề đạo diễn, tôi đã nhiều đêm thao thức không ngủ, rất buồn phiền, trăn trở và rơi nước mắt với nghề, trong đó có cả vượt lên sự đố kỵ, dèm pha, níu kéo… Nhưng tôi nghĩ đó là phần tất yếu của cuộc sống, nhất là với những người làm nghệ thuật. Và điều này không làm tôi mất đi niềm đam mê làm nghệ thuật, thậm chí đó còn là chất xúc tác để cảm hứng sáng tác của tôi được thăng hoa, tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao.

 Ông có th k v du n ca ông vi Đoàn Ci lương Đồng Nai?

- Tôi có nhiều kỷ niệm với Đoàn Cải lương Đồng Nai trong 30 năm qua với tư cách là thầy dạy, là đạo diễn và nhà quản lý. Dấu ấn đáng ghi nhớ là vào năm 1995 tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc ở TP.Huế, tôi mạnh dạn đưa ra một dàn diễn viên rất trẻ lần đầu tiên đi thi thố tài năng với các bậc đàn anh, đàn chị , trong đó có nhiều đoàn nghệ thuật trung ương. Vở cải lương Uy quyn và ti ác của Đồng Nai đã thành công vang dội và bội thu huy chương. Nghệ sĩ Quế Anh, Lê Thanh, Xuân Vương đoạt huy chương vàng; các nghệ sĩ Ngọc Hường, Kim Loan, Đức Long, Hoàng Quân đoạt huy chương bạc và còn 3 huy chương đồng cá nhân khác. Toàn đoàn đoạt huy chương bạc. Sau đó, nhiều vở diễn của Đoàn Cải lương Đồng Nai đoạt huy chương vàng và giải thưởng của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, như: Di đô, Dòng sông đỏ, Vượt qua tâm bão… Đoàn Cải lương Đồng Nai đã có 2 lần vinh dự được chọn ra biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và X. Đặc biệt, vở Di đô của Đoàn Cải lương Đồng Nai (tác giả: Lê Duy Hạnh; đạo diễn: Giang Mạnh Hà) đã được biểu diễn khai mạc đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Sân vận động Mỹ Đình. Đó là thành quả của lao động sáng tạo nghệ thuật một cách nghiêm túc.

 

Nghệ sĩ Đoàn Cải lương Đồng Nai với vở Vượt qua tâm bão đoạt huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012. Ảnh : CTV
Nghệ sĩ Đoàn Cải lương Đồng Nai với vở Vượt qua tâm bão đoạt huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012. Ảnh : CTV

Ông đã làm đạo din trước khi đi hc đạo din?

- Đúng vậy. Tôi đã làm đạo diễn cả chục năm trời, trước khi vào Trường đại học sân khấu - điện ảnh Hà Nội năm 2000 để học đạo diễn 4 năm. Khi còn trẻ, tôi cũng thấy mình có tố chất làm đạo diễn. Một đạo diễn nổi tiếng của Úc khi qua Việt Nam có nói với chúng tôi rằng: Thế giới đã tổng kết là đến như Chúa cũng không thể dạy các tác giả và đạo diễn vì đó là tài năng bẩm sinh.

 Ông là đạo din “cp tnh” hiếm hoi vì đã được nhiu tnh, thành c nước mi dàn dng. Có khi nào ông b sc ép v “chy sô”?

- Cho đến nay, tôi đã sáng tác kịch bản và làm tổng đạo diễn cho hơn 40 lễ hội và làm đạo diễn sân khấu khoảng 200 vở cho nhiều tỉnh, thành cả nước. Tôi rất biết ơn mảnh đất Đồng Nai đã chắp cánh cho tôi bay cao, bay xa trên con đường làm nghệ thuật. Tôi không bao giờ làm nghệ thuật theo kiểu khiên cưỡng hay bị thúc ép. Sáng tạo nghệ thuật luôn là niềm đam mê bất tận trong tôi, không có gì làm tôi thay đổi được.

Xuân Phú (thc hin)

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích