
Giới phân tích nhận định, thỏa thuận về dãy đảo tranh chấp vừa qua giữa Seoul và Tokyo chỉ là giải pháp ngắn hạn và bất đồng rất có thể lại nổ ra.
Giới phân tích nhận định, thỏa thuận về dãy đảo tranh chấp vừa qua giữa Seoul và Tokyo chỉ là giải pháp ngắn hạn và bất đồng rất có thể lại nổ ra.
ADVERTISEMENT
Hàn Quốc và Nhật Bản đã hóa giải được một cuộc xung đột tiềm tàng trên biển sau khi hai phía đi tới thỏa thuận trong cuộc gặp cuối tuần trước ở Seoul. Bất đồng nổ ra sau khi Nhật dự định tiến hành một cuộc khảo sát ở dãy đảo tranh chấp, theo tiếng Hàn là Dokdo và theo tiếng Nhật là Takeshima.
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều tuyên bố chủ quyền với dãy đảo nằm giữa lãnh hải hai nước, vốn rất nhiều cá.
Với Hàn Quốc, cuộc xung đột không mang nặng ý nghĩa kinh tế mà là nhu cầu phải bảo vệ thanh danh quốc gia và chỉnh sửa những sai trái trong thời kỳ Nhật đô hộ nước này. Hàn Quốc cho rằng Nhật không thể có quyền lợi hợp pháp với dãy đảo mà nước này kiểm soát trong 35 năm chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.
ADVERTISEMENT
Seoul đang có kế hoạch đệ trình 18 tên gọi Hàn Quốc cho một số vị trí dưới đáy biển tại hội nghị hải dương học quốc tế vào tháng 6 tới. Đáp trả, Tokyo tuyên bố tiến hành một cuộc khảo sát tại cùng khu vực với lý do cần thông tin để trình đề xuất chống sáng kiến của Hàn Quốc.
Hiện, cả hai nước đều đồng ý bỏ kế hoạch của mình. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán, bất đồng sẽ còn đi xa hơn, đặc biệt khi hai nước bắt đầu thảo luận về đặc khu kinh tế trên biển (EEZ).
ADVERTISEMENT
Ông Jin Chang Soo, trưởng khoa nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Sejong nói: "Có nhiều khả năng quan hệ Seoul và Tokyo sẽ xấu đi trông thấy khi hội đàm EEZ bắt đầu".
Đầu tháng 5, đại diện hai nước sẽ họp bàn để thảo luận về việc phân chia ranh giới trên biển. Hiện nay, Nhật thường dùng thuật ngữ biển Nhật Bản để mô tả phần lãnh hải tách rời với Hàn Quốc của nước này. Trong khi đó, Seoul lại lập luận rằng Tokyo đã giành được tên gọi trên khi Hàn Quốc vẫn là thuộc địa của Nhật và không có quyền phản đối. Và rằng, khu vực này phải được đặt một cái tên trung lập hơn là Biển Đông.
Seoul còn tuyên bố, Tokyo đã chịu trả dãy đảo trên theo hiệp ước hòa bình San Francisco ký kết vào năm 1951. Tuy nhiên, Nhật lại khẳng định đã sở hữu hòn đảo trên trước khi thôn tính Hàn Quốc.
"Cho tới nay, chính phủ vẫn tiến hành các hoạt động ngoại giao thầm lặng. Nhưng sẽ không bao lâu nữa, Hàn Quốc sẽ không cho phép Nhật cung cấp những thông tin khiến cộng đồng quốc tế luôn tin tưởng vào ho" - Lee Jang Hee, giáo sư luật thuộc trường Đại học Hankook nói. (Theo CNA, AFP)
Nhật và Hàn Quốc vẫn căng thẳng về dãy đảo