
Các nước giàu và nghèo đã tranh cãi về số phận của bản đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan về việc cải tổ Liên hợp quốc.
Các nước giàu và nghèo đã tranh cãi về số phận của bản đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan về việc cải tổ Liên hợp quốc.
ADVERTISEMENT
Hiện các nước này đang bị phân chia sâu sắc về việc nên trao quyền lực cho tổng thư ký như thế nào cho hợp lý. Cuộc tranh cãi đang đặt một nguy cơ tiềm ẩn rằng một số nước giàu, vốn đóng góp nhiều ngân quỹ cho Liên hợp quốc, có thể sẽ từ chối chi tiền trong năm nay nếu họ không đạt được những sửa đổi mà họ mong muốn. Một động thái như thế có thể sẽ đặt Liên hợp quốc vào một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
Tình trạng đối đầu trong ủy ban ngân sách chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu quyết liệt giữa các nước giàu và các nước nghèo về số phận bản đề xuất của ông Annan đối với việc cải tổ cơ chế hoạt động của tổ chức này, cắt giảm nhân viên và cho ông Annan nhiều quyền lực hơn đối với ngân sách.
ADVERTISEMENT
Ông Annan đã công bố đề xuất này hồi tháng 3, sáu tháng sau khi các nhà lãnh đạo thế giới đồng ý tại một cuộc họp thượng đỉnh rằng hệ thống Liên hợp quốc, được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ hai, cần phải cấp bách cải tổ. Các chỉ trích gian lận và lãng phí xung quanh chương trình đổi dầu lấy lương thực tại Iraq càng gia tăng sức ép lên việc cải tổ này.
Trong cuộc họp sáng ngày 27-4, khối các nước đang phát triển, đi đầu là Nam Phi, đã yêu cầu cần có hành động đối với một bản nghị quyết dự thảo: bác bỏ về cơ bản hoặc hoãn lại một số đề xuất chính của ông Annan. Các nước nghèo lo ngại đề xuất của ông Annan là một nỗ lực của các nước nghèo nhằm giành quyền kiểm soát tài chính của Liên hợp quốc và đi ngược lại hiến chương Liên hợp quốc.
ADVERTISEMENT
Tuy nhiên, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và các nước đóng góp hàng đầu khác cho Liên hợp quốc đã phản đối. Họ hậu thuẫn ông Annan, cho rằng các nước thành viên nên cho ông nhiều quyền hơn đối với các quyết định tài chính và được đưa ra các quyết định khác tuy nhỏ nhưng đại diện cho nhóm các nước giàu. (Theo AP)