Báo Đồng Nai điện tử
En

Vấn đề hạt nhân của Iran: nóng trước “giờ G”

04:04, 28/04/2006

Hôm nay (28-4) là thời hạn cuối mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra cho Iran để nước này ngưng chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên, tình hình có vẻ vẫn không có gì sáng sủa khi Tehran vẫn tỏ ra cương quyết đi theo con đường của họ, trong khi các cường quốc vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Tổng thống Iran Mahmud Ahmadinejad: "Sẽ không khuất phục trước bất công và áp lực"

Hôm nay (28-4) là thời hạn cuối mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra cho Iran để nước này ngưng chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên, tình hình có vẻ vẫn không có gì sáng sủa khi Tehran vẫn tỏ ra cương quyết đi theo con đường của họ, trong khi các cường quốc vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Mỹ thúc giục Liên hợp quốc hành động nếu Iran không cho thấy sẽ tuân theo yêu cầu của Hội đồng bảo an. Nước này lo ngại Tehran chế tạo bom nguyên tử và đã không loại trừ khả năng tấn công quân sự Iran.

ADVERTISEMENT

Phát biểu tại một cuộc họp với các ngoại trưởng NATO tại thủ đô Sofia của Bulgaria vào hôm 27-4, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nói Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "phải hành động" nhằm đáp trả việc Iran không làm giảm bớt những lo ngại của cộng đồng quốc tế xung quanh các kế hoạch hạt nhân của nước này.

Phát biểu của bà đã nhận được sự ủng hộ của ngoại trưởng Pháp Philippe Douste-Blazy. Ông nói thế giới phải cho thấy "sự kiên quyết và đoàn kết" đối với vấn đề Iran. “Tình hình đang nghiêm trọng và rất đáng lo. Không có dấu hiệu cho thấy Iran làm theo các yêu cầu của cộng đồng quốc tế" - ông nói.

ADVERTISEMENT

Trong khi đó, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói nước này sẽ không mảy may chịu bất kỳ "sức ép" nào cả. Hôm kia (27-4), một ngày trước hạn chót để Iran ngừng chương trình hạt nhân theo yêu cầu của Hội đồng bảo an, ông Ahmadinejad vẫn tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo này "sẽ không khuất phục trước bất công và áp lực. Nếu chúng muốn tấn công vào các quyền của người Iran, chúng ta sẽ đóng dấu sỉ nhục và hối tiếc lên trán của chúng. Nhờ Đấng toàn năng, chúng ta đã là một quốc gia hạt nhân. Chúng ta muốn hòa bình và an ninh và chúng ta không đe dọa ai".

Nga và Trung Quốc vẫn phản đối việc trừng phạt Iran và kêu gọi tất cả các bên nên kiềm chế. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nên tiếp tục giữ vai trò chủ yếu trong cuộc khủng hoảng này. "Chúng tôi tin IAEA vẫn giữ vai trò chính và không đặt gánh nặng này lên Hội đồng bảo an" - ông Putin nói.

ADVERTISEMENT

Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang kêu gọi các bên bình tĩnh. Theo ông, vấn đề vẫn có thể “được giải quyết thông qua đối thoại và các biện pháp ngoại giao, và đây là lựa chọn đúng đắn cho tất cả các bên liên quan". (Theo AP, BBC, AFP)

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT