Báo Đồng Nai điện tử
En

Các nước nói về việc tử hình Saddam Hussein

10:12, 31/12/2006

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tôn trọng quyết định của Chính phủ Iraq song bày tỏ lo ngại việc treo cổ Saddam không thể chấm dứt bạo lực đẫm máu tại Iraq.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tôn trọng quyết định của Chính phủ Iraq song bày tỏ lo ngại việc treo cổ Saddam không thể chấm dứt bạo lực đẫm máu tại Iraq.

ADVERTISEMENT

Soạn: HA 997259 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Xử treo cổ Saddam Hussein.

>>>Giây phút trước khi bị xử tử của Saddam Hussein
>>>Saddam Hussein đã bị treo cổ
>>>Số phận thi thể Saddam Hussein chưa rõ ràng

Ngay cả một số nước phản đối án tử hình như Australia - đồng minh chính của Mỹ cũng tuyên bố, việc xử tử Saddam Hussein là "một thời khắc trọng đại" đối với Iraq - đất nước bị chiến tranh tàn phá.

ADVERTISEMENT

"Không biết những nước khác nghĩ thế nào về án tử hình nhưng Chính phủ Iraq luôn biết rõ lập trường của Australia về vấn đề này. Chúng tôi tôn trọng quyền phán quyết của Iraq với những tội ác chống lại loài người", Ngoại trưởng Alexander Downer nói trong phát biểu mới đây.

Nhật nói, việc tử hình Saddam được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. "Đó là quyết định của chính phủ mới ở Iraq dựa trên luật pháp. Chúng tôi tôn trọng điều đó", một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật nói.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên, Malaysia - quốc gia với phần đông người Hồi giáo, hiện lãnh đạo Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), cảnh báo, việc treo cổ Saddam có thể làm bạo lực ở Iraq bùng phát mạnh hơn. "Tôi cho rằng bản án này sẽ gây ra hậu quả. Điều duy nhất chúng tôi hy vọng họ có thể kiểm soát nó. Xung đột vẫn chưa chấm dứt. Xử tử Saddam không phải là câu trả lời cho xung đột", Ngoại trưởng Syed Hamid Albar nói với phóng viên AFP.

Theo ông Syed Hamid, trong nội bộ OIC đã có sự chia rẽ quanh số phận của Saddam Hussein.

Thái Lan tin rằng việc xét xử được thực hiện theo luật pháp Iraq. Tuy nhiên, quan điểm của Campuchia là không nên treo cổ Saddam Hussein. "Iraq đã có nhiều tiến bộ về dân chủ nhưng cuối cùng án tử hình vẫn tồn tại. Chúng tôi không ủng hộ việc đó vì Campuchia đã bãi bỏ mức án này. Campuchia phản đối án tử hình nhưng ủng hộ quá trình thực thi công lý cho mọi người", Bộ trưởng Thông tin Khieu Kanharith cho hay.

Tại Singapore, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tuyên bố, việc xử tử Saddam là hợp pháp. Ông này còn nói thêm, Singapore hy vọng người Iraq sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề khẩn cấp.

Về phần Anh, Ngoại trưởng Margaret Beckett nói, Saddam đã phải chịu tội nhưng lặp lại việc chính phủ Anh phản đối dùng án tử hình. Nhà lãnh đạo này tuyên bố, chính phủ Anh hoan nghênh việc xử tội Saddam vì những tội mà nhân vật này gây ra với người Iraq nhưng "ủng hộ việc chấm dứt án tử hình trên toàn cầu".

Soạn: HA 997261 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Pháp, đất nước vốn phản đối xử tử, tuyên bố, quyết định treo cổ Saddam thuộc về người Iraq và chính quyền nước này. Pháp kêu gọi người Iraq tiếp tục công cuộc hoà giải.

Cũng trong ngày hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hamid Reza Asefi hoan nghênh việc xử tử Saddam và coi đó là thắng lợi của toàn thể nhân dân Iraq.

Bộ Ngoại giao Brazil tuyên bố, Brazil không tin việc hành hình Saddam có thể đem lại hoà bình cho Iraq.

Tại Ấn Độ, đảng cầm quyền Quốc đại nói, việc treo cổ Saddam là đáng tiếc. Janardhan Dwivedi, Tổng thư ký đảng Quốc đại nói Ấn Độ hy vọng, việc xử tử Saddam không nằm trong quá trình phục hồi dân chủ và hoà giải ở Iraq.

Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Qin Gang nói, vấn đề của Iraq nên để người Iraq quyết định. Ông nói, Trung Quốc hy vọng Iraq có thể sớm bình ổn và phát triển. (Theo AFP, Xinhua)

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT