Báo Đồng Nai điện tử
En

Con tàu lịch sử Cutty Sark bị thiêu rụi

11:05, 22/05/2007

Một đám cháy lớn đã thiêu rụi con tàu nổi tiếng từ thế kỷ 19 Cutty Sark. Cảnh sát nghi đây là một vụ cố ý phá hoại.

Một đám cháy lớn đã thiêu rụi con tàu nổi tiếng từ thế kỷ 19 Cutty Sark. Cảnh sát nghi đây là một vụ cố ý phá hoại.

ADVERTISEMENT

Cutty Sark cháy đen thui.
Cutty Sark cháy đen thui.

Cutty Sark hiện đang được sửa chữa trong một dự án trị giá 25 triệu USD và được giữ trong một xưởng cạn tại Greenwich, đông nam London. Con tàu 138 năm tuổi này là một trong các thuyền cao tốc lâu đời nhất còn lại trên thế giới song hiện không đón khách tham quan.

Theo Sở cảnh sát London, dân cư sống gần khu vực con tàu neo đậu đã được sơ tán. Trung tâm buôn bán Greenwich ở đông nam London và đường xe lửa Docklands Light cũng tạm thời đóng cửa. 

Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được điều tra. Các chuyên gia đang phân tích hình ảnh vụ việc do camera ghi lại được. Theo đó, dường như có người đã đến khu vực trước khi đám cháy bắt đầu.

Phát ngôn viên của Cutty Sark Trust nói hầu hết con tàu đã được tháo dỡ để sửa chữa với một nửa sàn tàu và cột buồm đã được mang đi. 

 

Vụ cháy nhiều khả năng là hành động cố ý phá hoại.
Vụ cháy nhiều khả năng là hành động cố ý phá hoại.

ADVERTISEMENT

Richard Doughty, Giám đốc Điều hành quỹ Cutty Sark Trust, nói rằng con tàu là "không thể thay thế" vì nó không chỉ là di sản của ngành hàng hải mà còn là một nét riêng của nước Anh". 

Ông Chris Roberts, một quan chức thuộc Hội đồng Greenwich, cho biết: "Đây là một đòn đánh mạnh vào cái được xem là biểu tượng của Greenwich trên toàn thế giới. Cutty Sark có một lịch sử đặc biệt và khác thường, thu hút hàng triệu khách du lịch tới Greenwich mỗi năm".

Cutty Sark rời London ngày 16/2/1870 cho cuộc hành trình đầu tiên quanh Mũi Hảo vọng tới Thượng Hải trong khoảng thời gian ba tháng rưỡi. Tàu đã thực hiện 8 chuyến đi tới Trung Quốc để vận chuyển trà cho đến khi các tàu hơi nước thay thế tại các vùng biển nông.

Cutty Sark sau đó được sử dụng để huấn luyện lính hải quân trong Thế chiến II và vào năm 1951 tàu bỏ neo ở London để tham dự Festival nước Anh. Không lâu sau đó tàu thuộc về Hiệp hội Cutty Sark.
(Theo BBC, AP, Reuters)

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT