Báo Đồng Nai điện tử
En

Khoảng cách giàu nghèo gia tăng tại châu Á

11:08, 10/08/2007

Khoảng cách giàu nghèo đã mở rộng đáng kể tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác khi kinh tế những nước này bùng nổ, các nhà nghiên cứu cho hay.

Khoảng cách giàu nghèo đã mở rộng đáng kể tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác khi kinh tế những nước này bùng nổ, các nhà nghiên cứu cho hay.

ADVERTISEMENT

Công nhân tại một trong những công trường xây dựng tại Bắc Kinh (Ảnh AP)
Công nhân tại một trong những công trường xây dựng tại Bắc Kinh (Ảnh AP)
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, sự bất bình đẳng ở Trung Quốc tăng mạnh ở hơn bất cứ quốc gia châu Á nào khác, ngoại trừ Nepal.

ADVERTISEMENT

Các nước mà khoảng cách giàu nghèo tăng gồm Ấn Độ, Campuchia và Sri Lanka. ADB đề xuất cần chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục, đào tạo và y tế để thu hẹp lỗ hổng này.

Theo ADB, lý do chính dẫn tới sự gia tăng về khoảng cách giàu nghèo trong những năm gần đây là sự không nhất quán trong đầu tư giữa khu vực thành thị và nông thôn, người dân ở thành phố được đào tạo tốt hơn và đời sống của họ cũng khấm khá hơn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn bị hạn chế bởi các chính sách của chính phủ, cản trở đầu tư tư nhân.

ADVERTISEMENT

Theo báo cáo Chỉ số cơ bản năm 2007 của ADB, khoảng cách giàu nghèo tăng mạnh tại 15 nước kể từ khi cuộc nghiên cứu được tiến hành vào đầu những năm 1990. Sự bất bình đẳng được tính toán theo thay đổi tỷ lệ về thu nhập giữa người giàu nhất và nghèo nhất trong xã hội.

Khoảng cách giàu nghèo gia tăng mạnh nhất ở châu Á là Nepal và tiếp đó là Trung Quốc. Theo ADB, xã hội bất bình đẳng nhất tại châu Á và cũng là nước có mức chênh lệch tăng mạnh nhất trong một thập niên là Nepal. Ở Trung Quốc, khoảng cách trong thu nhập đang gần bằng mức độ ở các quốc gia vốn có mức bất bình đẳng rất cao tại Mỹ Latinh và vùng hạ Sahara của châu Phi

Chỉ có 6 nước là Indonesia, Mông Cổ, Malaysia, Kazakhstan, Armenia và Thái Lan có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Dù mức nghèo cơ bản đã giảm khi các nền kinh tế châu Á phát triển, nhưng khi mức sống của người giàu trong xã hội tăng nhanh thì người nghèo lại càng tụt hậu.

Theo ông Ifzal Ali, nhà kinh tế trưởng của ADB nói, "khoảng cách giàu nghèo tăng có thể làm suy yếu sự gắn kết của xã hội". 

Tăng trưởng chỉ tập trung ở thành phố ở những nước như Trung Quốc và Ấn Độ gây rạn nứt trong xã hội khi nhiều người di cư đổ về các thành phố và thiếu hụt đầu tư nước ngoài tại những khu vực hẻo lánh.

Theo ADB, câu trả lời cho vấn đề này không phải là tìm cách đảo ngược dòng chảy của toàn cầu hóa mà phải đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn. (Theo BBC, AP)

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT