Báo Đồng Nai điện tử
En

Lao động nhập cư Đông Nam Á điêu đứng vì suy thoái

05:03, 17/03/2009

Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc một phần vào những người lao động nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái hiện nay, lực lượng này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: Đi hay ở.

Kinh tế Đông  Nam Á phụ thuộc một phần vào những người lao động nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái hiện nay, lực lượng này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: Đi hay ở.

ADVERTISEMENT

Lao động nhập cư Đông Nam Á trong sự chuyển dịch và tác động nhiều chiều của khủng hoảng toàn cầu.

ADVERTISEMENT

Trước suy thoái, một lượng nhân công lớn từ những nước như Indonesia, Myanmar, các quốc gia Nam Á... đã đổ xô sang các quốc gia có nền kinh tế hấp dẫn hơn trong khu vực như Singapore, Malaysia và Thái Lan, để tìm kiếm cơ hội đổi đời.

ADVERTISEMENT

Đồng thời, ngay tại chính những quốc gia được coi là nhiều cơ hội hơn, dân cư ở các miền quê cũng lao ra thành phố kiếm việc làm, khiến thị trường lao động càng trở nên sôi động.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế trở nên ảm đạm như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng khiến thị trường lao động trở nên rẻ mạt. Điều này đang gây áp lực, buộc những người nhập cư phải trở về, thậm chí có thể bị chính quyền sở tại trục xuất.

Malaysia đã có một lượng lao động nhập cư khổng lồ. Ước tính khoảng 2 triệu người Indonesia làm việc ở Malaysia trước khủng hoảng kinh tế, trong đó 800.000 người là lao động bất hợp pháp.

Singapore cũng có một số lượng lao động nhập cư tương đương với dân số của họ. Ước tính số lao động nước ngoài thất nghiệp trong vòng 12 tháng tới có thể lên đến 200.000 người.

Các chu kỳ khủng hoảng kinh tế trước đây từng chứng kiến một số lượng lớn những người nhập cư trở về nhà, mối quan hệ giữa nước có người  đi  và  nước có người đến đã gặp nhiều  khó khăn. Vì vậy, tình trạng này đe dọa gây ra những bất đồng trong quan hệ ngoại giao trong khu vực, cũng như khiến căng thẳng trong nội bộ các quốc gia tăng lên.

Ở Thái Lan, việc dư thừa lao động ở các tỉnh phía Bắc đã làm tăng thêm nỗi bất bình ở khu vực được coi như trung tâm chính trị của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Nhiều người dân đã tham gia phòng trào “áo đỏ” - lực lượng thân Thaksin, khiến bầu không khí tại Bangkok những ngày qua thêm phần nóng bỏng.

Trong các cuộc khủng hoảng trước đây, các quốc gia như Malaysia đã trục xuất lao động nước ngoài, rồi sau đó  lại thuê họ khi nền kinh tế đã hồi phục. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể còn kéo dài và khó có thể hồi phục trong thời gian ngắn. Nếu vậy, tương lai của các lao động nhập cư sẽ còn tiếp tục ảm đạm. (Theo IHT)

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT