Một trong những ác mộng phổ biến hạt nhân mà phương Tây sợ nhất, đó là việc Iran và CHDCND Triều Tiên bí mật trao đổi với nhau về kỹ thuật, công nghệ và nhiên liệu hạt nhân giúp họ sản xuất được bom nguyên tử.
Một trong những ác mộng phổ biến hạt nhân mà phương Tây sợ nhất, đó là việc Iran và CHDCND Triều Tiên bí mật trao đổi với nhau về kỹ thuật, công nghệ và nhiên liệu hạt nhân giúp họ sản xuất được bom nguyên tử.
Trong nhà máy hạt nhân Triều Tiên. |
"Một mối quan hệ như vậy là hợp lý và có lợi cho cả Iran và Triều Tiên", ông Mark Hibbs, một chuyên gia của Tổ chức từ thiện Carnegie vì Hòa bình Thế giới, nhận định.
Năm ngoái, một bản báo cáo của Liên hợp quốc đã nói rằng, Triều Tiên có thể đang cung cấp những công nghệ hạt nhân bị cấm cho Iran cũng như Syria và Myammar. Mới đây, hồi tháng trước, một tờ báo của Đức đưa tin, Bình Nhưỡng đã cung cấp cho Tehran một chương trình máy tính như một phần của sự hợp tác đang được đẩy mạnh giữa hai nước nhằm giúp nước CH Hồi giáo phát triển vũ khí hạt nhân.
Theo ông Hibbs, "có rất nhiều thông tin và lời đồn đại về việc có sự hợp tác hạt nhân giữa Triều Tiên và Iran. Cả chính phủ các nước lẫn Cơ quan Nguyên tử Quốc tế - IAEA không phủ nhận những thông tin đó”. Sự hợp tác này có vẻ hợp lý xét trong bối cảnh cả Iran và Triều Tiên đang phải đối mặt với những lệnh trừng phạt hà khắc và Bình Nhưỡng đang thiếu vốn trầm trọng, ông Hibbs đã nhận định như vậy.
Tuy nhiên, khi chưa có những bằng chứng rõ ràng hơn thì việc có hay không sự bắt tay giữa Iran và Triều Tiên trong lĩnh vực hạt nhân vẫn là một bí ẩn. Điều này trái ngược hoàn toàn với sự hợp tác giữa hai nước về tên lửa. Bình Nhưỡng vừa giúp Tehran phát triển tên lửa vừa giúp nước này xây dựng những nhà máy liên quan.
Chương trình hạt nhân của Iran dựa trên hoạt động làm giàu uranium. Hoạt động này có thể phục vụ cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Trong khi đó, Triều Tiên đã hai lần thử hạt nhân và nước này được cho là đang sở hữu đủ số nhiên liệu để sản xuất tới 10 vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia không tin rằng Bình Nhưỡng đã có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn nó lên các tên lửa.