Báo Đồng Nai điện tử
En

IMF: Bốn nhân tố chủ yếu khiến nền kinh tế thế giới tiếp tục xấu đi

10:12, 23/12/2011

Ngày 22-12, các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra những đánh giá không lạc quan về hiện trạng ngày càng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2011.

Ngày 22-12, các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra những đánh giá không lạc quan về hiện trạng ngày càng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2011.

Olivier Blanchard, cố vấn kinh tế và là nhà kinh tế cao cấp nhất của IMF cho rằng thế giới bước vào năm 2011 với nền kinh tế thế giới phục hồi yếu ớt và không cân bằng nhưng vẫn còn ấp ủ hy vọng. Tuy nhiên, thế giới đã kết thúc năm 2011 với một nền kinh tế tồi tệ hơn, với nhiều yếu tố tiền khủng hoảng rõ nét hơn, trong đó phục hồi của các nền kinh tế phát triển vẫn trì trệ và nhiều nhà đầu tư quốc tế đã lo đối phó với tác động của nguy cơ khu vực kinh tế đồng ơrô tan rã.

Ông nhấn mạnh bốn nhân tố cũng là 4 bài học có thể giải thích nguy cơ ngày càng tồi tệ hơn này của nền kinh tế toàn cầu.

Một là nền kinh tế thế giới hậu khủng hoảng 2008-2009 chứa đầy những cân bằng, những hậu quả lạc quan hoặc bi quan tác động đến kinh tế vĩ mô. Những cân bằng trong hoạt động ngân hàng đã dẫn đến việc tạo ra bảo hiểm tiền gửi. Những thành công trong cuộc chiến nhằm giữ ổn định tỷ giá cũng như trong các quỹ bán buôn cũng tác động đến các ngân hàng và khu vực phi ngân hàng, khiến các ngân hàng trung ương cung cấp hào phóng nguồn tiền mặt cho nhiều thể chế tài chính hơn. Vấn đề tiền mặt rõ ràng tác động đến các chính phủ và cũng như các ngân hàng, số tiền nợ của các chính phủ bằng tiền mặt lớn hơn số tài sản…

Hai là những biện pháp chính sách phiến diện hoặc không hoàn thiện có thể làm cho tình hình kinh tế thế giới tồi tệ hơn. Các hội nghị quốc tế cấp cao về kinh tế hứa hẹn những giải pháp nửa vời trong khi các kế hoạch thực hiện lại không đầy đủ cho thấy sự hạn chế của chính sách vì bất đồng giữa các nước.

Ba là các nhà đầu tư tài chính hành động bất bình thường về củng cố tài chính và tăng trưởng. Lẽ ra phải phản ứng tích cực, các nhà đầu tư tài chính lại phản ứng tiêu cực đối với những thông tin về củng cố tài chính. Củng cố tài chính là cần thiết và nợ phải giảm đi nhưng đây là tiến trình "marathon" chứ không thể "chạy nước rút". Thế giới cần hơn 2 thập kỷ nữa mới có thể trở lại mức nợ thận trọng và an toàn.

Bốn là thực tế bắt nguồn từ nhận thức. Cấu trúc của nhận thức đúng hoặc sai thay đổi theo sự kiện và một khi đã thay đổi, nhận thức không thể trở lại cấu trúc ban đầu. Các nhà đầu tư “tiền thực” đã rời bỏ thị trường, họ không thể trở lại trong một sớm một chiều.

Ông Blanchard nhấn mạnh 4 nhân tố này đã giải thích hiện trạng kinh tế toàn cầu cuối năm 2011 thậm chí đã trở nên tồi tệ hơn khi thế giới bước vào năm này.

(Theo AFP, TTXVN)

Tin xem nhiều