Báo Đồng Nai điện tử
En

Sự sụp đổ của Liên Xô qua lời nhân chứng sống

11:12, 14/12/2011

Cựu giám đốc khu điền trang Sergei Baliuk bị sa thải từ năm 1994. Ông kể lại cho phóng viên “Báo Nga”  rằng khu điền trang Belovezh này nhận khách đến nghỉ ngơi từ năm 1957, khi đó theo lệnh của Bí thư thứ nhất Nikita Khrushev tại cánh rừng Viskuli đã xây dựng một khu săn bắn, khách sạn, nhà tắm hơi và ba khu nghỉ ngơi cho các khách VIP. Những nhà lãnh đạo Liên Xô thường đến đây để nghỉ ngơi, săn bắn và gặp gỡ các đại diện nước ngoài.

Cựu giám đốc khu điền trang Sergei Baliuk bị sa thải từ năm 1994. Ông kể lại cho phóng viên “Báo Nga”  rằng khu điền trang Belovezh này nhận khách đến nghỉ ngơi từ năm 1957, khi đó theo lệnh của Bí thư thứ nhất Nikita Khrushev tại cánh rừng Viskuli đã xây dựng một khu săn bắn, khách sạn, nhà tắm hơi và ba khu nghỉ ngơi cho các khách VIP. Những nhà lãnh đạo Liên Xô thường đến đây để nghỉ ngơi, săn bắn và gặp gỡ các đại diện nước ngoài.

>> Hé lộ bí mật Hiệp ước khiến Liên Xô sụp đổ

Nguồn ảnh: sharewhy
Nguồn ảnh: sharewhy

Theo ông Baliuk, lãnh đạo khu nghỉ dưỡng được thông báo là Tổng thống Nga Boris Yeltsin sẽ đến đây nghỉ sau một tuần nữa, tức là trước khi diễn ra sự kiện lịch sử trên. Thủ tướng Belarus Vyacheslav Kebich đã nói đùa rằng, “Yeltisn là người thích uống rượu, do vậy, nếu tôi có bị say thì anh tiếp thay tôi nhé!” Tuy nhiên, theo cựu giám đốc khu nghỉ dưỡng, mặc dù đã được cảnh báo như vậy, nhưng sự thực cả ba nhà lãnh đạo trong hội đàm đều rất tỉnh táo. Và chỉ sau khi ký xong, họ mới uống mỗi người 100 gram để mừng kết quả đạt được.

Người đầu tiên đáp máy bay đến sân bay quân sự ở Pruzhan là Tổng thống Ucraina Leonid Kravchuk và Thủ tướng Ucraina Vitold Fokin. Sau đó là Tổng thống Nga Boris Yeltsin, đi theo ông ta là Phó Thủ tướng Nga Sergei Shakhrai, Thư ký Hội đồng an ninh Gennadi Burbulis, Ngoại trưởng Andrei Kozyrev và Phó Thủ tướng Nga về chính sách kinh tế Egor Gaidar.

Sergei Baliuk thừa nhận, sau khi Hiệp ước đã được ký kết, “khi trở về Boris Yeltsin “say mềm”, còn các thành viên tùy tùng khác vẫn tỉnh táo. Có thể ông muốn sưởi ấm bằng rượu... Cũng có thể do quá mệt vì làm việc căng thẳng...” Vị cựu giám đốc bênh vực Yeltsin.

Theo ông Sergei Baliuk, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbaev định đến Viskskuli ngay ngày đầu tiên, nhưng sau đó được thông báo rằng ông không thể đến được do máy bay không có xăng. Ngày đầu tiên các quan chức cao cấp đến chỉ nghỉ ngơi, ăn uống, tắm hơi... Chỉ đến ngày thứ hai mới bắt đầu lao vào làm việc để chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô.

Ông Sergei Baliuk kể rằng khi các nhà lãnh đạo ký kết Hiệp ước, họ đã cắt mọi điện thoại liên lạc với thế giới bên ngoài. Họ sợ rằng nếu có ai đó báo cho Gorbachev biết, thì sẽ hỏng mọi việc.

Bà Balyka là thư ký các cuộc hội đàm kể rằng bà bị người ta đặt cho biệt danh là “người đàn bà làm tan rã Liên Xô”. Bà kể rằng khi đó bà đã nghỉ hưu, thấy người ta đến và chỉ cho bà đúng 5 phút chuẩn bị đồ đạc và đưa bà ta đi, nhưng bà cũng chẳng biết là người ta đưa bà đi đâu.

Họ nói với bà rằng bà chuẩn bị giấy, giấy than, máy chữ và đi Viskuli. Bà đã mang theo chiếc máy chữ “Optima” tốt nhất mà bà có. Họ đưa bà đến một căn phòng làm việc, mang giấy đến đánh máy, rồi lại mạng đi, lại sửa chữa... Chữ viết của họ như gà bới, rất khó luận làm bà lo lắng, không hiểu mình luận chữ cái có đúng không. Nhưng đa phần nội dung là do Ngoại trưởng Kozyrev đứng cạnh, đọc cho bà đánh máy. Theo bà Balyka, bà đánh máy tất cả các văn bản dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên KGB. Bà cũng khẳng định rằng những gì và những người mà bà được chứng kiến, thì chẳng có ai say rượu cả.

Hai năm gần đây những người Nga nuối tiếc sự sụp đổ Liên Xô ngày càng ít đi.

Đa số người Nga vẫn tiếp tục có thái độ tiêu cực đối với sự sụp đổ của Liên Xô và cho rằng điều đó lẽ ra có thể tránh được. Trong khi đó việc khôi phục lại cường quốc Liên Xô như hình thức cũ, thì chỉ còn ít người hy vọng.

Theo số liệu của Trung tâm phân tích Yuri Levada, hai năm gần đây số người Nga nuối tiếc quá khứ Liên Xô giảm đi từ 60% xuống còn 53%. Số người có quan điểm ngược lại tăng từ 28% lên 32%. Các nhà xã hội học cho rằng đỉnh điểm số người Nga nuối tiếc Liên Xô sụp đổ là vào tháng 12/2000, khi đó 97% nuối tiếc sự sụp đổ Liên Xô, 19% có quan điểm tích cực về tiến trình này.

Theo kết quả thăm dò dư luận tháng 11/2011, chỉ có 33% số người được hỏi tin rằng sự sụp đổ của Liên Xô là tất yếu. 14% không bày tỏ quan điểm. Đa số người Nga nuối tiếc sự sụp đổ Liên Xô gắn với việc phá vỡ những quan hệ kinh tế thống nhất giữa các nước cộng hòa Liên Xô cũ (48%), họ nuối tiếc “cảm giác công dân của một siêu cường vĩ đại” (45%), sự gia tăng không tin cậy lẫn nhau (41%), sự cắt đứt quan hệ giữa những người thân và bạn bè (34%).

Về vấn đề quan hệ giữa các nước cộng hòa Liên Xô cũ nên xây dựng theo hình thức nào, thì 26% cho rằng nên thống nhất các nước cộng hòa chặt chẽ hơn. 18% ủng hộ việc thống nhất các nước cộng hòa chặt chẽ như Liên minh châu Âu. Chỉ có 14% ủng hộ khôi phục lại Liên Xô như cũ, 16% cho rằng nên duy trì Cộng đồng các quốc gia độc lập như hiện nay.

Đánh giá quan hệ của Nga hiện nay với các nước SNG, 57% cho rằng đó là quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt và yên bình. Nhưng có đến 34% cho rằng đó là mối quan hệ lạnh nhạt và thậm chí căng thẳng (34%).

 (Theo VietnamNet, Newsru)

Tin xem nhiều