Cố thủ tướng Indira Gandhi của Ấn Độ, cựu tổng thống Philippines Corazon Aquino và cựu tổng thống Megawati Sukarnoputri của Indonesia... là những nữ lãnh đạo ở các quốc gia Nam và Đông Nam Á trong suốt 4 thập kỷ qua.
Cố thủ tướng Indira Gandhi của Ấn Độ, cựu tổng thống Philippines Corazon Aquino và cựu tổng thống Megawati Sukarnoputri của Indonesia... là những nữ lãnh đạo ở các quốc gia Nam và Đông Nam Á trong suốt 4 thập kỷ qua.
Họ đều là những người phụ nữ có xuất thân đặc biệt: chồng hoặc cha là người sáng lập ra đất nước hoặc nắm quyền lãnh đạo trong một thời gian dài. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất để giúp họ duy trì vị trí của mình khi tiếp quản quyền lực.
Khi lần đầu tiên được bầu chọn, không ai trong số những người phụ nữ này được học qua bất kỳ trường lớp nào về chính trị. Mặc dù vậy, những "thiếu sót" này lại được xem là một lợi thế, tạo dựng một hình ảnh ngây thơ, tinh khiết, thậm chí là "tử vì đạo" khi họ đứng ở vị trí của người chồng hoặc người cha quá cố.
Không ai trong số họ tập trung vào một chương trình nghị sự của phụ nữ (ít nhất là không phải trong nhiệm kỳ đầu tiên) và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người phụ nữ ở nông thôn không có được bất kỳ sự ưu đãi đặc biệt nào dưới sự lãnh đạo của họ.
Nhưng năm 2011 đã có sự thay đổi. Châu Á vẫn có những nữ chính khách bước lên vũ đài chính trị, trong đó một vài người có được vị trí quan trọng nhờ vào mối quan hệ gia đình. Tuy nhiên, ngày nay họ đã biết sử dụng vị trí của mình một cách tự tin hơn khi đưa phụ nữ và mối quan tâm của họ vào trung tâm các chương trình nghị sự của mình.
Và có lẽ quan trọng hơn, có rất nhiều phụ nữ đã trở thành người đứng đầu đất nước nhờ vào tài năng chính trị của mình.
Sonia Gandhi, góa phụ của cựu thủ tướng Rajiv Gandhi và con dâu của cố thủ tướng Indira Gandhi, đã trở thành người phụ nữ quyền lực nhất Ấn Độ sau khi tiếp nối "triều đại" Nehru-Gandhi. Mặc dù là người Italy nhưng bà Sonia đã có công lớn trong việc đưa Đảng Quốc đại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2004 và được sự tín nhiệm của nhân dân nhưng bà Sonia cũng như được đề bạt vào ngôi vị thủ tướng. Ngoài ra, bà còn góp phần vào việc thúc đẩy vai trò của phụ nữ, đặc biệt là trong việc ủng hộ bà Pratibha Patil trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Ấn Độ.
Tại Đông Nam Á, vai trò của phụ nữ cũng đang dần được khẳng định. Bà Park Geunhye, con gái Park Chunghee (tổng thống Hàn Quốc từ năm 1961-1979), hiện là một trong hai ứng cử viên sáng giá thay chức tổng thống của ông Lee Myung-bak.
Mặc dù gia nhập giới chính khách nhờ mối quan hệ gia đình, bà Park cũng đã chứng tỏ mình là một nhà chính trị khôn ngoan và dày dạn, một người leo lên chiếc thang lãnh đạo của đảng cầm quyền Đại dân tộc trong hai thập kỷ qua để nổi lên như một nhân vật quốc gia.
So sánh Park Geunhye với Corazon Aquino, người được bầu làm tổng thống Philippines khi chỉ được biết tới là một bà nội trợ mà không hề có trình độ chính trị hay kinh nghiệm quản lý. Có thể thấy rằng những người bầu cử bỏ phiếu cho Corazon vì bà là góa phụ của lãnh tụ chính trị được nhân dân yêu mến Benigno Aquino. Trái lại, không ai phủ nhận khả năng chuyên nghiệp của bà Park. Bà đã làm việc một cách thực sự nghiêm túc để tích lũy kinh nghiệm và có được quyền lực chính trị.
Làn sóng "nữ quyền" cũng lan tới Nhật Bản. Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia, là một trong những nhân vật quyền lực nhất tại đất nước mặt trời mọc và có thể trở thành thủ tướng tương lai của Nhật.
Không giống với nhiều nhà lãnh đạo khác trong Đảng Tự do dân chủ, bà Koile không xuất thân từ một gia đình quyền lực. Thay vào đó, bà đã tự chứng minh năng lực của mình. Tốt nghiệp Đại học Cairo và nói tiếng anh trôi chảy, Koile luôn khiến các chính khách nước ngoài phải ngưỡng mộ.
Bà Koike không phải là người phụ nữ châu Á duy nhất trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu không nhờ mối quan hệ gia đình. Cựu bộ trưởng tài chính Indonesia, giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới Sri Mulyani Indrawati cũng là người như vậy. Bà thường được nhắc tới như ứng cử viên sáng giá cho chức tổng thống tại Indonesia.
Một nữ lãnh đạo mới của châu Á là thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Rõ ràng, vị trí thủ tướng mà bà Yingluck có được một phần nhờ vào ảnh hưởng của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người kiểm soát chính đảng mạnh nhất tại Thái Lan. Tuy nhiên, trong suốt chiến dịch tranh cử, Yingluck đã chứng minh năng lực chính trị của một nữ doanh nhân tài ba.
Không giống như thế hệ nữ lãnh đạo đầu tiên của châu Á, những người tiếp quản quyền lực của gia đình, những nữ lãnh đạo ngày nay luôn thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin và sẵn sàng đối mặt với những thử thách để lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ của mình.
(Theo Asia1)