Báo Đồng Nai điện tử
En

Lãnh đạo EU và IMF tiếp tục thảo luận về Khu vực đồng euro

10:01, 11/01/2012

Ngày 11-1, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại lao vào các cuộc trao đổi mới về tương lai của Khu vực đồng euro sau khi bức tranh kinh tế khu vực đã có phần sáng sủa hơn bất chấp tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công.

Ngày 11-1, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại lao vào các cuộc trao đổi mới về tương lai của Khu vực đồng euro sau khi bức tranh kinh tế khu vực đã có phần sáng sủa hơn bất chấp tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy.

[links(left)]Tại thủ đô Paris, Pháp, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde bắt đầu thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Nicholas Sarkozy giữa lúc Paris đón nhận tin tốt lành hiếm hoi rằng cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch sẽ không hạ mức xếp hạng nợ của Pháp trong năm nay. Sau các cuộc gặp hồi đầu tuần với ông Sarkozy và bà Lagarde, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng ngày hội đàm với Thủ tướng Italia Mario Monti ở Berlin, Đức trong nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề nợ công trong khu vực.
Theo các số liệu thống kê vừa công bố, Đức vẫn là "đầu tàu" kinh tế ở châu Âu và là một trong vài điểm sáng trong khu vực, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 3% năm 2011. Tốc độ tăng trưởng này cho phép Đức giảm thâm hụt nợ công năm 2011 xuống chỉ còn 1% so với 4,3% một năm trước đó. Berlin cũng chỉ phải trả mức lãi suất thấp kỷ lục 0,9% cho loại trái phiếu thời hạn 5 năm trong đợt phát hành ngày 11-1. Khối lượng khách mua lớn cho thấy các nhà đầu tư vốn hoang mang đang quay trở lại với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Tuy nhiên, triển vọng kinh tế trong toàn EU ít khích lệ hơn. Tổ chức này đã phải hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý III/2011 xuống còn 0,1% so với mức dự báo 0,2% trước đó. Trong khi đó, các ngân hàng Khu vực đồng euro tiếp tục gửi qua đêm một lượng tiền lớn tại Ngân hàng Trung ương châu Âu, chứng tỏ tình hình tài chính khu vực vẫn căng thẳng.

(Theo AFP, BBC)
 

Tin xem nhiều