Ngày 14-2, Uỷ ban liên chính phủ về hải dương học thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của của LHQ (UNESCO-IOC) dự báo với tốc độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển như hiện nay, hàm lượng acide trong các đại dương của thế giới sẽ tăng thêm 150% vào năm 2100.
Ngày 14-2, Uỷ ban liên chính phủ về hải dương học thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của của LHQ (UNESCO-IOC) dự báo với tốc độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển như hiện nay, hàm lượng acide trong các đại dương của thế giới sẽ tăng thêm 150% vào năm 2100.
Theo nghiên cứu của UNESCO-IOC, tốc độ acide hóa các đại dương đã đạt mức cao chưa từng thấy trong vòng 20 triệu năm qua. Các đại dương đã hấp thụ hơn 50% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn cầu. Hiện trạng acide hóa đã tác động nghiêm trọng đến các động, thực vật sống trong các đại dương khiến nhiều loài có tầm quan trọng sống còn đối với sức khoẻ và sự sống trên Trái Đất có nguy cơ tuyệt chủng. Thông qua tác động đến sự sống trong các đại dương, tác động của hiện tượng acide hóa đến kinh tế xã hội mỗi nước và toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng. Các cộng đồng dân cư ven biển và các quốc đảo nhỏ (SIDS) có cuộc sống phụ thuộc vào các dịch vụ hệ sinh thái biển là những cộng đồng đầu tiên cảm nhận tác động nguy hại của hiện tượng này. Suy giảm các nguồn tài nguyên biển và đa dạng sinh học biển đã tác động trực tiếp đến các nước phụ thuộc vào ngành đánh bắt và chế biến hải sản, du lịch, gây mất an ninh lương thực cho ít nhất 1 tỷ người trên Trái Đất.
(Theo TTXVN, AP)