Khai mạc Hội nghị “Nghề báo trong thế giới kỹ thuật số” tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của LHQ (UNESCO) ở Paris, Pháp ngày 16-2, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bocova nêu rõ trong một thế giới kỹ thuật số, những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí cần không ngừng đổi mới trong phản ứng trước các sự kiện, các diễn biến chính trị và môi trường truyền thông mới.
Khai mạc Hội nghị “Nghề báo trong thế giới kỹ thuật số” tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của LHQ (UNESCO) ở Paris, Pháp ngày 16-2, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bocova nêu rõ trong một thế giới kỹ thuật số, những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí cần không ngừng đổi mới trong phản ứng trước các sự kiện, các diễn biến chính trị và môi trường truyền thông mới.
Bà Bocova nhấn mạnh vấn đề này đã làm nảy sinh các vấn đề về quy chế và an ninh, về cân bằng giữa thông tin và trách nhiệm, về sự giải trình và sự tin cậy đối với báo chí trong bối cảnh mạng lưới xã hội mới nổi lên đã biến tất cả những người sử dụng mạng Internet trở thành những nhà truyền thông công cộng. Mạng lưới xã hội mới này bao gồm trên 2 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet và các “nhà báo công dân”, chủ nhân của hơn 156 triệu nhật ký trực tuyến (blog) trên toàn cầu trong năm 2011.
Hội nghị tập hợp các đại diện truyền thông hàng đầu thế giới, những nhà báo chuyên nghiệp và “nhà báo công dân”, các chuyên gia về luật truyền thông để cùng thảo luận tương lai của báo chí chuyên nghiệp, đánh giá tác động của các đường lối mới và những tác nhân báo chí mới đến báo chí chuyên nghiệp cũng như những thực tiễn tốt nhất trong báo chí chuyên nghiệp truyền thống và “báo chí công dân” trong môi trường kỹ thuật số. Hội nghị cũng xem xét sự ra đời của mạng trực tuyến Wikileaks, một mạng chuyên công bố các tài liệu mật và riêng tư từ các nguồn tin ẩn danh hoặc những tin tức mật không được công bố nhưng bị rò rỉ trong nỗ lực xác định các biện pháp thúc đẩy những tiêu chuẩn nghiệp vụ và tiêu chuẩn đạo đức báo chí mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
(Theo AP, TTXVN)